TPP-11 trước nhiệm vụ mới: 'Chiêu mộ' thêm thành viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi vừa đủ 6 nước phê chuẩn để TPP-11 có hiệu lực từ cuối năm nay, 11 quốc gia thành viên đang có ý định nhóm họp để thảo luận về việc kết nạp thêm các nước khác.

Với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP-11) bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12, 11 quốc gia thành viên đang lên kế hoạch cho cuộc gặp sớm nhất vào tháng 1/2019.

Cuộc gặp được tổ chức nhằm thảo luận về việc mời Thái Lan và một số nước khác tham gia, với hy vọng nhanh chóng mở rộng khối thương mại tự do vốn được xem là "thành lũy chống lại chủ nghĩa bảo hộ". Theo Nikkei Asian Review, Tokyo dự kiến sẽ là địa điểm gặp mặt.

Bên cạnh Thái Lan, Anh và Hàn Quốc cũng từng bày tỏ mong muốn tham gia hiệp định.

 

 Thái Lan mong muốn tham gia CPTPP nhằm thúc đẩy thương mại và du lịch. Ảnh: Reuters.
Thái Lan mong muốn tham gia CPTPP nhằm thúc đẩy thương mại và du lịch. Ảnh: Reuters.



Trong bối cảnh Mỹ rút khỏi TPP hồi đầu năm 2017 và không ngừng leo thang cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, các thành viên của hiệp định hy vọng việc mở rộng sẽ giúp chống lại sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ. Đặc biệt, với Nhật Bản, TPP-11 có thể đem đến lợi thế khi nước này bước vào các cuộc đàm phán thương mại song phương với Washington vào tháng 1/2019.

“Trong lúc Mỹ - Trung Quốc khiến nền kinh tế toàn cầu ngày càng trở nên mơ hồ, việc tham gia hiệp định này có ý nghĩa quan trọng”, một tờ báo Thái Lan dẫn lời Phó thủ tướng Somkid Jatusripitak.

Anh, dự kiến rời Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 3/2019, đang lên kế hoạch đàm phán với khối thương mại CPTPP sau Brexit.

Hàn Quốc cũng từng bày tỏ mong muốn gia nhập. “Với việc tham gia các hiệp định thương mại đa phương, chúng tôi muốn ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại”, Nikkei Asian Review dẫn lời ông Kim Dong Yeon, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc kiêm Phó thủ tướng phụ trách kinh tế.

 

CPTPP, thường được gọi là TPP-11, là hiệp định thương mại tự do giữa Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Tiền thân của CPTPP là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn có 12 nước. Ảnh: Hoàng Hiệp.
CPTPP, thường được gọi là TPP-11, là hiệp định thương mại tự do giữa Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Tiền thân của CPTPP là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn có 12 nước. Ảnh: Hoàng Hiệp.


Hiệp định CPTPP, tiền thân là TPP, sẽ thống nhất quy định thương mại giữa các nước có dân số 500 triệu người và tổng giá trị GDP là 11,38 nghìn tỷ USD, tức 13% GDP toàn cầu. Một số lợi ích của thỏa thuận bao gồm ngay lập tức dỡ bỏ thuế quan đối với nhiều loại cá và gỡ thuế đối với rượu trong năm thứ 8.

Với các nước đã phê chuẩn, gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia, hiệp định sẽ có hiệu lực từ cuối năm 2018. Về phần các thành viên còn lại, như Việt Nam, Malaysia, Chile, Peru và Brunei, hiệp định có hiệu lực 60 ngày sau khi được thông qua trong nước.

Nhật Bản kỳ vọng CPTPP sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 8 nghìn tỷ yen (70 tỷ USD) và tạo 460.000 việc làm. Thuế quan đối với ôtô xuất khẩu tới Canada cũng sẽ được giảm từ 6,1% xuống 0% trong vòng 5 năm tới.

Tokyo đang nóng lòng chờ hiệp định mau chóng có hiệu lực trong lúc quá trình chuẩn bị đàm phán với Washington sắp tới gần. Nhà Trắng dự kiến sẽ tạo sức ép khiến Nhật Bản giảm mạnh thuế đối với nông sản. Tuy nhiên, Tokyo không có ý định chịu thua dễ dàng, thay vào đó, sẽ duy trì những gì được quy định trong TPP. Ví dụ, thuế hải quan của nước này đối với thịt bò sẽ giảm từ 38,5% xuống thấp nhất là 9% trong 16 năm.

Vì Nhật Bản và Mỹ từng nhất trí với các điều khoản trong một phiên bản TPP trước đây, chính phủ Nhật cho rằng quyết định trên ít khả năng vấp phải sự phản đối từ các nhóm vận động hành lang trong nước.


 

Hiệp định TPP-11 dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2018. Ảnh: Getty.
Hiệp định TPP-11 dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2018. Ảnh: Getty.



Tuy nhiên, đàm phán có thể sẽ không được như mong đợi của Tokyo. Nhà Trắng đã thành công đạt thỏa thuận với Mexico và Canada, sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ thành Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada. Theo Nikkei Asian Reiview, thỏa thuận này nghiêng về thương mại do nhà nước quản lý.

Đồng thời, vì chính quyền Tổng thống Donald Trump không ngừng cứng rắn trong đàm phán thương mại, không có gì đảm bảo rằng Washington sẽ thay đổi lập trường một khi CPTPP đi vào thực thi.

Cùng lúc đó, Nhật Bản tiếp tục theo đuổi môi trường thương mại tự do, hy vọng đưa Mỹ trở lại với hiệp định đa phương.

Ngoài ra, một thỏa thuận hợp tác kinh tế khác giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu dự kiến sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2019. Tokyo cũng đang rất chú trọng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với sự tham gia của 16 nước châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đến nay dường như bị ngưng trệ khi Trung Quốc phản đối Nhật Bản kêu gọi mức tự do thương mại cao hơn.

Ngọc Hà (zing/theo Nikkei Asian Review)
 

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.