Bầu cử giữa kỳ ghi nhận 9 điều'lần đầu tiên'trong lịch sử nước Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ năm 2018 đã ghi nhận những cột mốc đầu tiên đáng chú ý, trong đó có sự 'lên ngôi' của các nữ chính trị gia.
Hai năm sau khi ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ, cuộc ngày 6/11 đã mở ra một làn sóng lịch sử cho những điều đầu tiên đối với các nhóm thiểu số hoặc yếu thế.
 
Cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ năm 2018 đã ghi nhận những cột mốc đầu tiên đáng chú ý. Ảnh: Tampabay Times.
Cuộc bầu cử chứng kiến hai đối thủ cạnh tranh là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa chia nhau nắm quyền trong Quốc hội: phe Dân chủ chiếm thế đa số ở Hạ viện còn phe Cộng hòa kiểm soát . Cuộc bầu cử giữa kỳ đã bầu ra những gương mặt nghị sĩ khá đa dạng, nhiều người trong số họ đã làm nên lịch sử với những dấu mốc đầu tiên.
1. Những phụ nữ gốc Tây Ban Nha đầu tiên đại diện cho Texas ở Quốc hội
Veronica Escobar và Sylvia Garcia (cả hai đều thuộc đảng Dân chủ) sẽ là những phụ nữ đầu tiên đại diện cho bang Texas ở Hạ viện. Trước đó, đã có những người đàn ông gốc Tây Ban Nha được bầu nhưng đây mới là lần đầu tiên “phái yếu” nhận được vinh dự này ở Texas.
 
Bà Veronica Escobar (trái) và Sylvia Garcia. Ảnh: AP.
Theo tờ Texas Tribune, dân số gốc Tây Ban Nha của bang Texas đang gia tăng và dự kiến cộng đồng này sẽ có mức tăng trưởng dân số lớn nhất vào năm 2022.
2. Những nữ nghị sĩ da màu đầu tiên ở Connecticut và Massachusetts
Jahana Hayes, người được tôn vinh nhà giáo của năm 2016, đã giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Hạ viện và trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên đại diện cho bang Connecticut tại Quốc hội.
Bà Ayanna Pressley, 44 tuổi, một phụ nữ da màu khác cũng đã xuất sắc cán đích trong cuộc đua vào Hạ viện, trở thành nữ nghị sĩ gốc Phi đầu tiên được bầu ở bang Massachusetts.
 
Bà Ayanna Pressley (trái) và bà Jahana Hayes. Ảnh: AP.
3. Người phụ nữ đầu tiên dưới 30 tuổi được bầu vào Hạ viên
Với 78% số phiếu ủng hộ, Alexandria Ocasio-Cortez hôm 6/11 vượt qua đối thủ của đảng Cộng hòa là Anthony Pappas để trở thành đại diện khu bầu cử 14 bang New York tại .
Vừa tròn 29 tuổi vào giữa tháng trước, Ocasio-Cortez là phụ nữ trẻ nhất được bầu vào Quốc hội trong lịch sử Mỹ. Người phụ nữ nắm giữ kỷ lục này trước đó là dân biểu New York Elise Stefanik, người vào Quốc hội năm 30 tuổi.
4. Hai phụ nữ Hồi giáo đầu tiên được bầu vào Quốc hội
2 ứng viên Dân chủ Ilhan Omar và Rashida Tlaib đã trở thành những người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên trong Quốc hội Mỹ sau chiến thắng ở bầu cử giữa kỳ. Bản thân hai người phụ nữ này cũng làm nên những điều đầu tiên trong lịch sử vì quốc tịch của họ.
Omar là người Mỹ gốc Somalia đầu tiên trong khi Tlaib là người Mỹ gốc Palestine đầu tiên được bầu làm nghị sĩ Quốc hội.
5. Hai nữ thổ dân Mỹ đầu tiên trong Quốc hội
Hai ứng viên đảng Dân chủ Sharice Davids và Deb Haaland sẽ trở thành những nữ nghị sỹ đầu tiên là người Mỹ bản địa, hay còn gọi là thổ dân Mỹ.
Đáng chú ý, bà Sharice Davids cũng chính là đại diện đầu tiên của bang Kansas tại Quốc hội công khai giới tính thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới…). Bà không chỉ là một luật sư mà còn là một cựu võ sỹ MMA (trước đó nước Mỹ từng ghi nhận trường hợp cựu võ sỹ MMA Markwayne Mullin được bầu làm Hạ nghị sĩ đại diện cho Oklahoma hồi năm 2013).
Chiến thắng trong bầu cử giữa kỳ của 2 phụ nữ người Mỹ bản địa là một mốc son trong hệ thống chính trị của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh cộng đồng này kiến nghị về những hành động mà họ cho là “chèn ép” trong bầu cử.
6. Thống đốc công khai đồng tính đầu tiên được bầu
Nghị sĩ đảng Dân chủ Jared Polis sẽ trở thành Thống đốc bang Colorado và là người công khai đồng tính đầu tiên được bầu vào vị trí đứng đầu tiểu bang này.
Ông Polis sẽ thay thế Thống đốc Dân chủ John Hickenlooper, sau khi giành thắng lợi trước ứng viên Cộng hòa Walker Stapleton tại cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 6/11.
Ông Polis từng là người đồng tính đầu tiên trở thành nghị sĩ tại Hạ viện Mỹ vào năm 2008. Ông chủ trương thúc đẩy các chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, giáo dục trẻ em từ sớm, đồng thời ủng hộ việc dùng 100% năng lượng tái tạo tại Colorado.
7. Nữ Thượng nghị sĩ đầu tiên của Tennessee
Marsha Blackburn, đảng Cộng hòa, là nữ thượng nghị sĩ đầu tiên của Tennessee. Nữ ứng viên của đảng Cộng hòa đã đánh bại cựu Thống đốc Phil Bredesen trong cuộc đua gay cấn hôm 6/11 vừa qua.
Tạp chí Time cho hay, đến nay, có 19 tiểu bang khác ở Mỹ chưa từng có Thượng nghị sĩ là nữ giới.
8. Những Hạ nghị sĩ đầu tiên của Iowa
Hai nữ ứng viên đảng Dân chủ là Cindy Axne và Abby Finkenauer đều đã đánh bại các đối thủ của đảng Cộng hòa để trở thành nghị sĩ đại diện cho bang Iowa tại Hạ viện. Theo Washington Post, Iowa từng có Thượng nghị sĩ và Thống đốc là nữ giới nhưng chưa bao giờ có các Hạ nghị sĩ thuộc “phái yếu”.
Theo thống kê của tờ Time, cho đến nay, các bang như Alaska, Bắc Dakota, Mississippi và Vermont vẫn chưa bao giờ bầu cho một phụ nữ vào Hạ viện.
9. Nữ Thống đốc đầu tiên ở Nam Dakota và Maine
Kristi Noem và Janet Mills đã trở những người phụ nữ đầu tiên giành chiến thắng trong các cuộc đua cho chiếc ghế Thống đốc của các bang Nam Dakota và Maine.
Trước cuộc bầu cử này, có 22 bang của nước Mỹ chưa bao giờ bầu một người phụ nữ làm Thống đốc, nhưng con số đó hiện đã giảm xuống còn 20. Trong đó, các bang chưa từng có nữ Thống đốc bao gồm cả New York và California./.
Số phụ nữ ứng cử và được bầu cao kỷ lục
Phụ nữ trước đó đã nắm giữ 84 trên tổng số 435 ghế trong Hạ viện, đây là con số kỷ lục và trước khi kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018 được công bố, kỷ lục này gần như chắc chắn sẽ bị phá vỡ.
“Đây là năm của phụ nữ và thực tế là họ sẵn sàng đảm nhiệm những những vị trí quan trọng cho dù họ thuộc phe Dân chủ hay Cộng hòa”, Donna Shalala, một nữ ứng cử viên chạy đua vào Quốc hội Mỹ ở Florida nói.
Hùng Cường(VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.