Hai ứng cử viên tổng thống Pháp chính thức thừa nhận thất bại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 23-4, ứng cử viên đảng Xã hội Benoit Hamon​ và cựu Thủ tướng Francois Fillon​ đã chính thức thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp.

Động thái trên diễn ra sau khi nhiều kết quả dự đoán và thăm dò ý kiến cử tri ngoài phòng bỏ phiếu cho thấy ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron​ và ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen - Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN), giành chiến thắng và sẽ cùng bước vào vòng 2.

 
Ứng viên tranh cử Tổng thống Pháp Francois Fillon phát biểu trong cuộc họp báo tại Paris sau khi kết quả thăm dò ý kiến cử tri được công bố, ngày 23-4.
Ứng viên tranh cử Tổng thống Pháp Francois Fillon phát biểu trong cuộc họp báo tại Paris sau khi kết quả thăm dò ý kiến cử tri được công bố, ngày 23-4.


Ông Hamon cho rằng đảng Xã hội của ông đã phải chịu một “cú đòn mang tính lịch sử.”

Ông tuyên bố mặc dù thua cuộc nhưng chủ nghĩa cánh tả sẽ không bị đánh bại. Ông cũng kêu gọi các cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron để đánh bại đảng Mặt trận Quốc gia của bà Marine Le Pen.

Nhiều quan chức khác, bao gồm Thủ tướng Pháp Bernard Cazeneuve, người phát ngôn chính phủ Stephane Le Foll​ và Ngoại trưởng Jean-Marc Ayrault, cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với ứng cử viên Macron.

Trong khi đó, ứng cử viên Francois Fillon tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho ông Emmanuel Macron. Người phát ngôn của ông Fillon cho biết ông này vô cùng thất vọng sau khi thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống.

Một thành viên trong đảng “Những người cộng hòa” của ông Fillon, cựu Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin​ đã kêu gọi cử tri tập hợp lại và ủng hộ ứng cử viên Emmanuel Macron trong cuộc bỏ phiếu vòng 2.

Một thành viên khác là nghị sỹ Francois Baroin cho rằng việc ông Fillon không vào được vòng 2 là một "cơn địa chấn" đối với đảng “Những người cộng hòa.” Ông Baroin cho biết sẽ bỏ phiếu cho ông Macron và đảng sẽ tổ chức cuộc họp về vấn đề này.

Ngày 23/4, ứng cử viên tổng thống Emmanuel Macron​ đã kêu gọi toàn thể người dân Pháp đoàn kết chống lại chiến dịch dân túy của ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen - đối thủ của ông trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp.

Phát biểu trước những người ủng hộ tại thủ đô Paris, ông Macron tuyên bố ông muốn huy động sự ủng hộ “lớn nhất có thể” trước khi cuộc bầu cử vòng hai diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Ông Macron cảm ơn những người ủng hộ vì một chiến dịch “đã thay đổi tiến trình của đất nước.” Ông Macron cũng kêu gọi người dân hãy tin tưởng vào châu Âu thay vì sợ hãi, một lời ám chỉ tới chiến dịch chống Liên minh châu Âu (EU) của bà Le Pen.

Bên cạnh đó, ông Macron cũng cảm ơn hai ứng cử viên Francois Fillon và Benoit Hamon​ vì đã tuyên bố sẽ dành sự ủng hộ cho ông trong cuộc bầu cử vòng hai sắp tới.

Nhiều quan chức châu Âu đã chúc mừng ứng cử viên Macron sau khi ông giành quyền bước vào vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống Pháp.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã chúc ông Macron gặp nhiều thuận lợi trong cuộc bầu cử vòng hai sắp tới. Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel​ tin tưởng rằng ông Macron sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của nước Pháp.

Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Steffen Seibert cũng đã chúc ông Macron gặp nhiều thuận lợi trong hai tuần tới.

Cựu Bộ trưởng Kinh tế, ứng cử viên Macron được nhìn nhận là trẻ trung, năng động và được kỳ vọng là nhân vật có khả năng vực dậy nền kinh tế Pháp.

Việc ông thành lập phong trào “Tiến bước”-một cánh trung dung mới, vượt qua ranh giới tả-hữu được cho là góp phần đổi mới nền chính trị nước Pháp.

Thời gian qua, ông nhận được sự ủng hộ của nhiều nhân vật có ảnh hưởng trên chính trường Pháp như cựu Thủ tướng Manuel Valls​, Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian, hay nhà lãnh đạo đảng Phong trào Dân chủ (MoDem) François Bayrou.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.