An Khê đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xác định phát triển hạ tầng giao thông nông thôn là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp ở thị xã An Khê (Gia Lai) đã tập trung ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này.

100% số xã có đường ô tô vào trung tâm

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), thị xã An Khê luôn xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm, tạo nền tảng cho sự phát triển của địa phương. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phong trào làm đường giao thông nông thôn ở thị xã đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo của 5 xã trên địa bàn, từng bước tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển theo hướng bền vững.

 

Hệ thống giao thông nông thôn ở thị xã An Khê ngày càng phát triển. Ảnh: P.N
Hệ thống giao thông nông thôn ở thị xã An Khê ngày càng phát triển. Ảnh: P.N

Tại xã Thành An (vừa được công nhận đạt chuẩn NTM), những năm qua, phong trào làm đường giao thông nông thôn ở địa phương cũng được đẩy mạnh. Theo Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thanh Điệp, sau 6 năm triển khai xây dựng NTM, xã đã lồng ghép các chương trình, dự án, kết hợp nguồn lực huy động từ nhân dân để bê tông hóa được 100% trục đường chính của xã; 100% trục đường thôn, xóm; 70% đường trục chính giao thông nội đồng. Không chỉ có đường giao thông nông thôn, các công trình hạ tầng thiết yếu của xã như: điện, trường, trạm, chợ... cũng được đầu tư xây dựng theo hướng đạt chuẩn.

Tiêu chí đường giao thông nông thôn của Tú An đã cơ bản hoàn thành. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến thị xã đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện. Các đường trục thôn, liên thôn, trục chính nội đồng được bê tông hóa đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm.

 

Đường vào làng Pơ Nang, xã Tú An (thị xã An Khê). Ảnh: P.N
Đường vào làng Pơ Nang, xã Tú An (thị xã An Khê). Ảnh: P.N

Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn

Hiện nay, tổng chiều dài đã đạt chuẩn NTM cho từng loại đường của 5 xã: Song An, Tú An, Xuân An, Thành An và Cửu An bao gồm: đường trục huyện 30,629 km; đường trục thôn, xóm 23,384 km; đường ngõ xóm 33,756 km; đường trục chính nội đồng 93,515 km. Để hoàn thành tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM, năm 2018, thị xã sẽ nâng cấp 70,17 km đường giao thông với tổng kinh phí 51,28 tỷ đồng (đường huyện 8,5 km; đường trục xã 0,26 km; đường trục thôn 4,76 km; đường ngõ xóm 6,49 km; đường nội đồng 50,16 km; xây dựng mới 1 cầu dân sinh và 1 ngầm tràn). Giai đoạn tiếp theo, thị xã tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư lồng ghép, hỗ trợ triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM; tập trung xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu gắn với phát triển sản xuất, phục vụ đời sống hàng ngày của người dân ở các xã như: giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, công trình thủy lợi, công trình điện, nước sạch, môi trường...    

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Minh Trung-Phó Trưởng phòng Quản lý Đô thị thị xã An Khê, cho biết: “Trong thời gian tới, thị xã định hướng phát triển hệ thống giao thông nông thôn phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM; phát triển giao thông nông thôn một cách bền vững, tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế và đi lại của nhân dân. Trong đó, tập trung đầu tư cho 2 xã Song An và Tú An có cơ sở hạ tầng đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”.

Phạm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.