Thu hồi dự án Siêu thị miễn thuế tại cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Ngày 14-3, ông Phạm Văn Binh-Trưởng Ban quản lý khu kinh tế Gia Lai cho biết, đơn vị mới ban hành văn bản chấm dứt, thu hồi dự án Siêu thị miễn thuế tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ).
Dự án đầu tư xây dựng siêu thị miễn thuế Lệ Thanh được UBND tỉnh Gia Lai cấp giấy chứng nhận đầu tư cho công ty Cổ phần Hoàng Nhung (trụ sở đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Pleiku) vào cuối tháng 4-2008 có tổng số vốn đăng ký xây dựng 79 tỷ đồng, với tổng diện tích trên 6 nghìn mét vuông nằm trong khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh và dự kiến đi vào hoạt động tháng 2-2015.
Cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) là nơi giao thương nông sản giữa hai nước Việt Nam-Campuchia. Ảnh: N.T
Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) là nơi giao thương nông sản giữa hai nước Việt Nam-Campuchia. Ảnh: N.T
Đến tháng 9-2015, doanh nghiệp mới tiến hành động thổ dự án nhưng không được triển khai xây dựng. Giữa năm 2016, Công ty Cổ phần Hoàng Nhung có tờ trình xin giãn tiến độ và gia hạn đến 2-2017. Cuối năm 2017, Cục thuế Gia Lai và Sở Kế hoạch đầu tư Gia Lai có các văn bản xác nhận doanh nghiệp này đã dừng và không còn hoạt động. Vì vậy, Ban Quản lý khu kinh tế Gia Lai đã quyết định thu hồi dự án và toàn bộ diện tích đất đã cấp tại khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh.
Ông Phạm Văn Binh cho biết thêm: Lượng phương tiện, hàng hóa qua cửa khẩu Lệ Thanh bây giờ cao hơn so với những năm trước. Dự đoán, trong thời gian tới, khi tỉnh Gia Lai làm xong Quốc môn, cùng nhiều địa điểm du lịch theo chương trình phát triển du lịch của tỉnh sẽ thu hút nhiều du khách, nhu cầu mua bán hàng hóa chất lượng cao ngày càng lớn. Cho nên, việc phát triển thương mại, dịch vụ của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh và cửa hàng miễn thuế sẽ phát triển mạnh. Hiện, tỉnh đã cho phép công ty TNHH MTV thương mại miễn thuế Lệ Thanh triển khai dự án xây dựng cửa hàng miễn thuế tại khu vực này.
Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.