Tạo thuận lợi thương mại khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 15-12, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý cho Kế hoạch thực hiện Hiệp định Xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (Hiệp định CLV DTA).
 

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Đây là sự kiện bên lề Hội nghị Ủy ban Điều phối chung lần thứ 11 Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.

Ông Lê An Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) - Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam cho biết, sau 5 vòng đàm phán kéo dài gần 2 năm, ngày 23/11/2016, Hiệp định đã được ký kết tại Siêm Riệp, Campuchia dưới sự chứng kiến của Thủ tướng 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam. Sau khi ký kết Hiệp định, Việt Nam và Lào đã lần lượt hoàn thành thủ tục phê duyệt trong nước, Campuchia vẫn trong quá trình thực hiện phê chuẩn.

Hiệp định Xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đã đưa ra cơ chế đặc biệt hỗ trợ cho các tỉnh nghèo của hai nước thuộc khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, xúc tiến và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, thương mại qua biên giới giữa ba nước, phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương hướng tới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực tam giác phát triển này. Hiệp định là cơ sở pháp lý quan trọng để dẫn dắt và định hướng các hoạt động xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại cho khu vực Tam giác phát triển gồm 5 tỉnh của Việt Nam, 4 tỉnh của Lào, 4 tỉnh của Campuchia.

Bộ Công Thương tiếp tục là Cơ quan được Chính phủ giao chủ trì xây dựng Kế hoạch thực hiện Hiệp định Xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, dự kiến sẽ bao gồm các hoạt động cụ thể liên quan đến xúc tiến thương mại, tạo thuận lợi thương mại, cơ chế rà soát việc thực hiện các cam kết liên quan đến thương mại của ba nước, vấn đề hợp tác kinh tế kỹ thuật và tổ chức thực hiện gắn với từng bộ, ngành, địa phương nhằm triển khai các điều khoản đã cam kết giữa ba nước Campuchia, Lào, Việt Nam trong hiệp định.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành và địa phương đã đưa ra nhiều ý kiến  đánh giá và góp ý thiết thực cho việc hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định Xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam;  trong đó tập trung vào một số vấn đề như: quán triệt, tuyên truyền phổ biến nội dung Hiệp định tới từng cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, doanh nghiệp và cư dân biên giới để tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện; phân quyền cho các địa phương chủ động giải quyết các vướng mắc, khó khăn với địa phương đối tác của bạn; bố trí nguồn kinh phí, kết hợp kinh phí trung ương và địa phương để các hoạt động được hiệu quả hơn; xây dựng hoạt động chia sẻ thông tin giữa 5 tỉnh với nhau; tổng kết hàng năm…

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi được các bộ, ngành, địa phương triển khai.

K.GỬIH (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.