Nhãn trái vụ cho thu nhập cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ vào kinh nghiệm và việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nhãn ra quả trái vụ, nhiều nông dân trồng nhãn trên địa bàn huyện Kbang đã có những vụ nhãn bội thu, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

 Cây nhãn trái vụ trĩu quả của gia đình chị Lê Thị Hảo. Ảnh: Ngọc Minh
Cây nhãn trái vụ trĩu quả của gia đình chị Lê Thị Hảo. Ảnh: Ngọc Minh

Cách đây hơn 10 năm, ông Lê Thanh Hải (làng Pơ Ngăl, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) ra tận tỉnh Hưng Yên mua 50 cây nhãn giống Hương Chi về trồng theo cách truyền thống. “Sau 4 năm cây mới chính thức cho quả, cây có cây không sản lượng chỉ đạt 3 tấn/năm. Giống nhãn này hạt nhỏ, vỏ sáng, cơm dày giòn ráo, ăn có vị ngọt thanh thơm nhẹ, thường được thương lái bỏ mối vào các nhà hàng làm món tráng miệng. Vậy mà, cũng chỉ bán với giá 25 ngàn đồng/kg”-ông Hải cho biết.

Bằng những kinh nghiệm đúc kết của một lão nông trồng nhãn bao lâu nay, ông Hải đã tìm ra cách để nhãn ra trái vụ. “Giai đoạn lá non ở phần ngọn chuyển sang màu xanh nõn chuối là thời điểm thích hợp nhất tưới phân bón trung lượng ra hoa nhãn. Với liều lượng 1 kg phân với 40 lít nước, tưới xung quanh gốc. Đến giai đoạn cây trổ bông phải phun thuốc đậu quả. Khi trái lớn bằng hạt bắp lúc này bón thúc phân NPK, nhằm hỗ trợ cây thêm dinh dưỡng nuôi quả. Lượng phân 2-3 kg/cây tùy cây to, nhỏ. Mỗi cây nhãn chỉ ra trái 1 lần trong năm, nhưng vì số lượng nhiều nên tôi không “bắt ép” tất cả số cây nhãn ra quả trái vụ một lần mà sẽ chia ra làm 2 hoặc 3 đợt/năm, làm như vậy có thời gian chăm sóc, bón phân”-ông Hải bật mí. Việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật cũng như chăm sóc nên cây chẳng phụ công người. “Sản lượng tăng lên 5 tấn/năm, giá bán cũng tăng 5-6 giá so với chính vụ. Gom lại một năm cho thu nhập trên 150 triệu đồng”-ông Hải phấn khởi.

Ngoài ra, việc thăm nom nhằm phát hiện các bệnh rệp sáp, bọ xít, gỉ sắt cũng cần được tiến hành thường xuyên để kịp thời có phương án phun thuốc phòng-chống phù hợp. Thời điểm, ăn thử trái nhãn có vị ngọt thì dùng lưới mắt nhỏ thông thoáng phủ lại, đảm bảo lá và quả vẫn có thể quang hợp ánh sáng. Đây là cách mà nhiều nhà vườn trồng nhãn thường làm nhằm tránh dơi, chim phá hại ảnh hưởng đến sản lượng.

Cũng với cách làm trên, 2 năm nay gia đình chị Phan Thị Nhi (tổ 9, thị trấn Kbang, huyện Kbang) cũng đã có những mùa nhãn trái vụ bội thu. Chỉ tay về phía những gốc nhãn mới thu hoạch xong chị Nhi chia sẻ: “15 gốc nhãn đợt rồi cho gần 2 tấn quả. Trên 20 gốc còn lại chuẩn bị ra bông, đến tháng 2 Âm lịch lại có nhãn thu. Nhãn được thương lái vào tận vườn mua với giá từ 28-30 ngàn đồng/kg tùy loại. 40 gốc nhãn tổng thu được trên 120 triệu đồng/năm”. Những cây nhãn sau khi thu hoạch xong nên được tỉa cành và đánh rãnh rộng 20-35 cm bỏ phân chuồng hoai mục từ 50-60 kg/cây sau đó lấp đất lại. “Ngoài ra, bón thêm phân NPK, phun thuốc phòng bệnh để cây có sức sinh trưởng, phát triển tốt hơn”-chị Nhi chia sẻ thêm.

Không làm nhãn trái vụ để bán như chị Nhi, chị Lê Thị Hảo thôn 4, xã Đông (huyện Kbang) làm quà biếu người thân, bạn bè mỗi dịp Tết đến Xuân về. “Mình chọn mấy gốc nhãn Lồng Hưng Yên cho ra trái vụ. Vào đầu tháng 7 Âm lịch là tiến hành tưới phân, chăm sóc kỹ để cây ra bông. Đến Tết trái chín vừa làm quà biếu vừa để ăn chẳng sợ thuốc mem, chất bảo quản”-chị Hảo xởi lởi kể.

Nhận thấy hiệu quả từ cây nhãn, nhất là nhãn trái vụ, một số hộ trồng nhãn  đã mở rộng diện tích và chiết cành bán giống. Đánh giá về hướng đi này ông Đinh Văn Vinh-Chủ tịch Hội Nông dân xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) cho biết: Hai năm nay, một số hộ dân trồng nhãn trên địa bàn xã đã biết cách làm cho nhãn ra quả trái mùa. Đây là cách làm mới cần được nhân rộng nhằm đa dạng cây trồng, đồng thời thay thế dần một số cây trồng kém hiệu quả.

Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.