Lienviet Postbank tài trợ 4,3 tỷ đồng để trồng mắc ca ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 15-9, tại xã Sơ Pai (huyện Kbang), Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (Lienviet Postbank) phối hợp với UBND huyện Kbang tổ chức “Lễ khởi công tài trợ trồng cây mắc ca tại huyện Kbang và tập huấn canh tác cây mắc ca”.

 Người dân Kbang xuống giống cây mắc ca tại lễ khởi công. Ảnh: N.T
Người dân Kbang xuống giống cây mắc ca tại lễ khởi công. Ảnh: N.T

Tham dự, có ông Huỳnh Ngọc Huy-Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, Giáo sư Hoàng Hòe-Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và các chuyên gia kỹ thuật hướng dẫn cách thiết kế vườn cây, kỹ thuật trồng, chăm sóc quản lý vườn mắc ca đạt hiệu quả cao.

Tại buổi lễ, đại diện Lienviet Postbank cam kết tài trợ mọi chi phí cho người dân trồng mắc ca trong 2 năm đầu với tổng số tiền 4,3 tỷ đồng. Đồng thời hứa hẹn ký bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân và trong tương lai gần sẽ xây dựng nhà máy chế biến mắc ca tại Gia Lai. Trước mắt, khoảng 100 hộ dân Ba Na sẽ được hỗ trợ trồng 100 ha với 10.000 cây giống.

Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến năm 2020, tổng diện tích trồng cây mắc ca tại Tây Nguyên là 6.490 ha, trong đó trồng thuần chỉ có 550 ha, diện tích còn lại 5.940 ha trồng xen gắn với xây dựng 6 cơ sở chế biến công suất từ 100-200 tấn/năm/cơ sở. Giữa năm 2016, tại Đà Lạt, Lienviet Postbank và Công ty cổ phần Him Lam cam kết dành trên 11.000 tỷ đồng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên. Trước đó (năm 2015), Lienviet Post Bank nhận định, trong vòng 5 năm tới ngân hàng này sẽ đầu tư cho Tây Nguyên khoảng 22.000 tỷ cho nông dân để phát triển khoảng 250.000 ha cây mắc ca.

Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.