Đổi thay hạ tầng ở huyện Ia Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, người dân ở 5 xã: Ia Ma Rơn, Ia Tul, Ia Kdăm, Chư Mố và Ia Broăi (huyện Ia Pa) rất phấn khởi vì nhiều hạng mục công trình hạ tầng đã được Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tỉnh Gia Lai đầu tư xây mới. Những công trình hạ tầng không chỉ làm thay đổi bộ mặt nông thôn mà còn giúp người dân cải thiện điều kiện sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Những công trình kết nối cấp huyện

Đoạn đường 1,3 km vốn sình lầy, trơn trượt nối từ trung tâm huyện Ia Pa đến xã Ia Ma Rơn giờ đã được bê tông hóa phẳng lì. Công trình do Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên hỗ trợ đầu tư gần 3 tỷ đồng (thuộc hợp phần 3-phát triển cơ sở hạ tầng kết nối). Đoạn đường được đưa vào sử dụng đã kết nối giao thương từ trung tâm huyện Ia Pa đi qua xã Ia Ma Rơn.

 

Đoạn đường dài 1,3 km từ trung tâm huyện Ia Pa đi xã Ia Ma Rơn.                                                                                Ảnh: Đ.Y
Đoạn đường dài 1,3 km từ trung tâm huyện Ia Pa đi xã Ia Ma Rơn. Ảnh: Đ.Y

Cùng với đó, công trình ngầm tràn đường vào khu sản xuất xã Ia Tul cũng là công trình kết nối cấp huyện được Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên đầu tư trên 4 tỷ đồng. Vui mừng trước sự kiện này, mới đây, người dân xã Ia Tul đã tổ chức ăn mừng con đường mới và thực hiện nghi lễ cúng bến nước. Trước đây, mùa mưa nước sông dâng cao, bà con phải lội qua suối Tul mới vào được khu sản xuất. Việc đi lại rất nguy hiểm và là nỗi ám ảnh của người dân bao đời nay. Giờ có đường đi lại thuận lợi, bà con rất phấn khởi.

Có mặt tại buổi ăn mừng con đường mới đi vào khu sản xuất, chị Ksor H’Bot (thôn Biah B, xã Ia Tul) chia sẻ: “Nhà mình có 2 sào mì, 3 sào lúa nằm bên kia suối Tul. Trước đây, mỗi lần đi vào khu sản xuất đều phải lội qua suối rất nguy hiểm. Đã thế, khi làm ra hạt thóc, củ mì thì bị thương lái ép giá. Giờ có đường vào khu sản xuất, nông sản làm ra có thương lái vào tận nơi thu mua, vừa giảm được sức lao động vừa không bị ép giá. Người dân có thêm cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu”.

Hai công trình kể trên được xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2016. Năm 2017, huyện Ia Pa tiếp tục được Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên hỗ trợ xây dựng thêm 2 công trình khác, gồm: đường bê tông liên thôn xã Ia Ma Rơn đi trung tâm huyện Ia Pa và nâng cấp đường từ trung tâm xã Ia Kdăm đến khu quy hoạch công cộng huyện Ia Pa. Những công trình này sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho vùng đất nghèo Ia Pa.

Cộng đồng cùng tham gia đấu thầu, xây dựng

Trong 3 năm qua, huyện Ia Pa được đầu tư 33 công trình thuộc hợp phần 1-phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã và thôn, làng. Trong đó, có 13 công trình đấu thầu cộng đồng, 1 công trình đấu thầu rộng rãi, còn lại là các công trình chào hàng cạnh tranh. Đến thời điểm này, có 24 công trình thuộc hợp phần 1 đã hoàn thành với tổng giá trị trên 13 tỷ đồng, những công trình còn lại đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Tuy những công trình thuộc hợp phần 1 được đầu tư ít vốn nhưng lại góp phần to lớn trong việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cấp xã và thôn, làng để hỗ trợ sản xuất, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người nghèo. 13 công trình đấu thầu cộng đồng có yêu cầu kỹ thuật đơn giản và chỉ có vốn đầu tư dưới 300 triệu đồng/công trình do cộng đồng đề xuất nhưng lại có sức lan tỏa rộng rãi. Đối với những công trình này, người dân không chỉ là người thụ hưởng mà còn tham gia quyết định từ việc lựa chọn đầu tư, đấu thầu, giám sát, nghiệm thu. Tất cả các công đoạn đều do người dân bàn bạc, triển khai thực hiện, có sự hướng dẫn của cán bộ dự án. Người dân còn tạo được việc làm, tăng thu nhập từ chính việc tham gia thi công những công trình này.

 

Ông Võ Tấn Công-Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo huyện Ia Pa: “Qua 3 năm triển khai các hạng mục công trình thuộc Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên hỗ trợ, huyện đặc biệt coi trọng đến các quy trình thủ tục cần thiết, quá trình triển khai thực hiện nhằm đảm bảo đúng trình tự, quy trình kỹ thuật. Mới đầu triển khai các công trình, cán bộ còn khá lúng túng về mặt thủ tục, hồ sơ. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, Ban Quản lý tiếp tục chỉ đạo điều hành đội ngũ cán bộ dự án từ huyện đến Ban Phát triển xã tích cực, chủ động đề xuất các phương án triển khai phù hợp để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc năm 2017”.

Cùng chúng tôi rảo bước trên con đường bê tông do Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên hỗ trợ vốn theo hình thức đấu thầu cộng đồng, ông Ksor Dơlly-Trưởng thôn Ơi Briu 2 (xã Chư Mố), cho biết: “Đây là con đường do Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên hỗ trợ vốn, bà con tự đấu thầu thi công. Việc này trước đây bà con chưa làm bao giờ. Bên cạnh cán bộ giám sát hỗ trợ kỹ thuật, dân làng đã đáp ứng được yêu cầu làm đường, đảm bảo kỹ thuật, chất lượng”.

Cùng với các công trình giao thông, một số công trình kênh dẫn phục vụ tưới tiêu cho các cánh đồng, cầu tràn, nhà văn hóa cộng đồng cũng được dự án hỗ trợ đầu tư tại các xã hưởng lợi. Trước đây, nhiều đoạn kênh mương ở các xã đã bị hỏng, làm lượng nước thất thoát đáng kể, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho diện tích lúa ở đây. Với sự hỗ trợ từ dự án, nhiều đoạn kênh mương được sửa chữa, nâng cấp, nhờ đó, không chỉ khắc phục tình trạng rò rỉ, thất thoát nước mà còn hỗ trợ mở rộng thêm diện tích sản xuất lúa nước 2 vụ cho bà con nông dân trong vùng.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.