"Cuộc đua" nâng cao năng lực cạnh tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 5-7, tỉnh ta đã ban hành Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành và địa phương (Department and District Competitiveness Index-DDCI). Đây là điểm khởi đầu “cuộc đua” nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên toàn tỉnh.

Khảo sát năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương

Theo quy định, các thông tin yêu cầu doanh nghiệp đánh giá đối với các sở, ngành và địa phương gồm: nhận xét về cổng thông tin điện tử; chất lượng dịch vụ “một cửa” trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính; nhận xét về hoạt động soạn thảo, xây dựng dự thảo các văn bản pháp luật; doanh nghiệp có thể liệt kê ra các văn bản pháp luật đã ban hành gây khó khăn cho hoạt động của mình; hoạt động công khai, tuyên truyền và phổ biến pháp luật; công tác thi hành và thực thi pháp luật; mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với tính năng động của các sở, ban, ngành; đánh giá về lãnh đạo của các sở, ban, ngành; hoạt động thanh-kiểm tra...

 

Bộ phận một cửa của Sở Giao thông-Vận tải. Ảnh: Đức Thụy
Bộ phận một cửa của Sở Giao thông-Vận tải. Ảnh: Đức Thụy

Ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: “Mục đích lớn nhất của việc thực hiện khảo sát là thăm dò mức độ hài lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp đang đầu tư, đang có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đối với năng lực điều hành của các sở, ngành và chính quyền địa phương. Thông qua kết quả thăm dò sẽ xác định được đơn vị nào đang yếu kém ở lĩnh vực gì, từ đó nghiên cứu giải pháp để chấn chỉnh, khắc phục. Đồng thời, hoạt động này còn tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng điều hành, giải quyết công việc của các sở, ngành và địa phương, từ đó tạo động lực cải cách hành chính quyết liệt, đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh ở mọi lĩnh vực”.

Đây cũng là cách tạo ra kênh thông tin phản hồi rộng rãi, minh bạch và tin cậy để nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến đối với chính quyền địa phương và năng lực điều hành của các sở, ban, ngành. Về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn-Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, cho rằng:”Muốn cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương, lực lượng cần thay đổi trước tiên là đội ngũ cán bộ nói riêng, bộ máy công quyền nói chung. Lâu nay vẫn tồn tại cơ chế xin-cho, doanh nghiệp và người dân tới cơ quan nhà nước làm việc thường bị “hành”. Việc triển khai thực hiện vấn đề này sẽ buộc cán bộ phải thay đổi cách thức, thái độ làm việc. Với nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, Hội cùng với Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư giữ vai trò trung gian, khách quan, tổ chức phát tờ khảo sát xuống các doanh nghiệp, đôn đốc và cùng kiểm tra, công bố kết quả vào cuối năm. Dự kiến sau 1 tháng làm công tác chuẩn bị, sẽ chính thức phát phiếu cho doanh nghiệp”.

Thay đổi nhận thức của người dân

“Người dân thường có tâm lý xuê xoa, dễ dãi trước cái xấu. Ví dụ, khi có việc phải đến cơ quan công quyền, thay vì làm đúng thủ tục và yêu cầu người thực hiện tại đây làm đúng quy định thì để cho nhanh, cho gọn, người ta sẵn sàng bỏ tiền ra lo lót các kiểu. Cái câu “dân làm hư quan” là ở chỗ này. Cứ mãi như vậy sẽ trở thành nếp, khiến người thực thi nhiệm vụ mặc nhiên cho rằng muốn nhanh thì phải “biết điều”. Vậy nên, muốn cải thiện mọi thứ thì nhận thức của người dân phải được nâng lên, không thỏa hiệp với cái xấu”-ông Lý Anh Đào-Giám đốc Ngân hàng SHB-Chi nhánh Gia Lai, nhận định.

Việc triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương cho thấy, tỉnh rất dân chủ và sẵn sàng tiếp thu những ý kiến trái chiều, là động thái tạo sự bình đẳng giữa chính quyền, cơ quan chức năng với doanh nghiệp. Song, để việc đánh giá mang tính tích cực, khách quan thì bản thân doanh nghiệp trước tiên phải ý thức nghiêm túc về việc này. Mọi ý kiến đánh giá phải trên tinh thần xây dựng, tích cực, không vì những lý do cá nhân mà có đánh giá sai lệch, cảm tính, phá vỡ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc hoàn thiện công tác điều hành. Còn nếu các cán bộ ở các sở, ngành, địa phương cố tình sách nhiễu, gây khó khăn thì doanh nghiệp có thể gửi đơn tố cáo.

Để phục vụ tốt việc khảo sát, theo ông Nguyễn Tuấn: “Chúng tôi đã đề xuất UBND tỉnh thành lập tổ khảo sát, đánh giá và phân công nhiệm vụ cụ thể cho 3 đơn vị thành viên; xây dựng phương án tổ chức khảo sát; thuê đơn vị tư vấn để xây dựng phần mềm và phân tích, tổng hợp kết quả khảo sát; dự trù kinh phí thực hiện. Dự kiến sẽ triển khai khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương của tỉnh năm 2017 tới khoảng 2.800 doanh nghiệp trong toàn tỉnh”.

Hy vọng kết quả thực hiện khảo sát chính thức năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương sẽ là cơ sở để UBND tỉnh xác định các biện pháp phù hợp thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh trong thời gian tới.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.