Đức Cơ: Hoạt động thương mại xuất, nhập khẩu chuyển biến tích cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, hoạt động thương mại xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh trong mùa nông sản đạt kết quả cao nhất. Doanh thu 3 tháng đầu năm đạt gần 195 tỷ đồng, tăng gần 172% so với cùng kỳ năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 50 triệu USD, tăng hơn 70% so với cùng kỳ, trong đó giá trị nhập khẩu đạt cao nhất, gần 44 triệu USD.

Hiện nay, hoạt động thu hoạch vào cuối vụ nhưng nông sản từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh vẫn khá đều đặn, khác hẳn các năm trước vắng vẻ, thưa thớt. Các doanh nghiệp kinh doanh nông sản tại Khu Kinh tế cửa khẩu cho biết, so với mọi năm, năm nay hoạt động thương mại gặp nhiều thuận lợi từ thị trường cho đến cơ chế chính sách, qua đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm cả về thời gian cũng như chi phí hoạt động.

 

Cơ chế chính sách thong thoáng hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Ảnh: N.H
Cơ chế chính sách thong thoáng hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Ảnh: N.H

Vui mừng từ mùa vụ mua bán năm nay, ông  Nguyễn Trọng Điểm-Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Mai Nguyễn nói: Hàng hóa về đây đông, là được sự quan tâm của các ban ngành, các chính sách mới nữa cũng thông thoáng, các thủ tục XNK, các chi phí giảm hơn 50%. Quan trọng nhất là hàng hóa về đây có sức cạnh tranh, không bị ép giá. Đơn cử như sắn lát, hồi giờ về bao nhiêu là đưa xuống QN để xuất khẩu, nhưng năm nay mở một số kho như Phú Lợi, Trang Đức… tạo thuận lợi để làm kho bãi Phú Lợi lên mua hàng ở đây, nên các DN không bị ép giá nữa.

Bên cạnh cơ chế chính sách thông thoáng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tính cạnh trong hoạt động kinh doanh được gia tăng, là một trong những nguyên nhân chính để mùa nông sản năm nay cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thu hút được một lượng hàng hóa lớn nhập về. Thay vì trước đây hàng hóa nhập về sau khi hoàn tất các thủ tục tại cửa khẩu, các doanh nghiệp phải qua nhiều trung gian để đưa xuống Quy Nhơn tiêu thụ thì mùa nông sản năm nay đã có thể bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu đặt ngay tại cửa khẩu.

Hiệu quả tích cực trên là nhờ sự chuyển biến thông qua chính sách kêu gọi thu hút đầu tư, vừa qua Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh đã thu hút được một số doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển mở rộng kho bãi, thu mua nông sản xuất khẩu trực tiếp. Sự có mặt của các doanh nghiệp đã và đang góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại dịch vụ tại Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh trở nên sôi động hơn nhiều so với trước đây.

Ông Phạm Văn Binh-Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế cho biết: Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo rất quyết liệt về cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chủ trương sự chỉ đạo quyết liệt này đã lan tỏa đến việc thực thi của tất cả các sở, ngành, trong đó có BQL khu kinh tế tỉnh. Qua đó, công tác CCTTHC, xúc tiến đầu tư và nhiều vấn đề khác đã tạo niềm tin với doanh nghiệp, nhờ đó, các doanh nghiệp trở lại với khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh. Nhiều DN lớn đã về đây đầu tư kho bãi và thực hiện mua bán nông sản của hai tỉnh Gia Lai-Rattanakiri. Nhờ chính sách đó hoạt động thương mại biên giới phát triển mạnh so với những năm gần đây.

 

Hàng hóa nông sản tăng mạnh nhờ hiệu quả từ chính sách. Ảnh: N.H
Hàng hóa nông sản tăng mạnh nhờ hiệu quả từ chính sách. Ảnh: N.H

Thương mại phát triển kéo theo nhu cầu dịch vụ gia tăng, nhất là dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống…Đón đầu xu hướng đầu tư mới, hiện nay quy hoạch của Khu Kinh tế đã có sự điều chỉnh phù hợp theo cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực hoạt động.

Ông Phạm Anh Dũng-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên XNK Phương Thùy: Tình hình phát triển tại khu cửa khẩu ngày càng phát triển, các tháng đến của năm sẽ tăng mạnh hơn nữa. Tình hình giao thương sẽ phát triển, vì thế DN đang muốn mở rộng thêm kho bãi, mở rộng khu dịch vụ để phục vụ nhu cầu của người dân giữa 2 nước.

Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, giao thông đi lại thuận lợi, hoạt động giao thương với các tỉnh của Campuchia được tăng cường, điều quan trọng nhất là các cơ chế chính sách tỉnh Gia Lai đang thực hiện đều hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp... đó là những yếu tố tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực cửa khẩu phát triển trong thời gian đến.

Nguyễn Huy

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.