Trên 20 ngàn hộ tham gia trồng mía nguyên liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 23-12 tại Hội trường 15-9 (huyện Kông Chro) Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh phối hợp với Sở Công Thương và UBND huyện Kông Chro tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình sản xuất mía đường năm 2016 và bàn những giải pháp sản xuất mía đường theo chuỗi giá trị gia tăng bền vững trên địa bàn tỉnh. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành liên quan; lãnh đạo 8 huyện, thị xã có diện tích mía nguyên liệu lớn và đại diện các nhà máy đường thu mua mía cho nông dân…
 

Ảnh: N.D
Ảnh: N.D

Vụ ép mía 2015-2016 toàn tỉnh hiện có 20.000 nông dân trồng mía nguyên liệu tại 12/17 huyện, thị xã, thành phố với diện tích khoảng 38.500 ha, vượt gần 7.000 ha so với quy hoạch đến năm 2020. Có 5 nhà máy, doanh nghiệp chế biến mía đường trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng đầu tư và thu nguyên liệu mía của 17.655 hộ dân với diện tích 32.445 ha, sản lượng mía mua vào 2.089.410 tấn…

Qua thu hoạch đã có 4.700 ha mía năng suất bình quân đạt từ 80-100 tấn/ha, cá biệt một số nông dân trên địa bàn xã Pờ Tó (Ia Pa) đạt khoảng 110- 120 tấn/ha. Các doanh nghiệp và người dân mạnh dạn đầu tư, áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất đến chăm sóc, thu hoạch…

Đến nay toàn tỉnh chỉ có 608 hộ trồng mía tham gia hình thành 120 cánh đồng mía lớn với diện tích 2.086,2 ha chiếm 5,4% diện tích mía toàn tỉnh… Trong đó, mô hình liên kết sản xuất của 23 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại 4 xã Đông sông Ba, huyện Ia Pa của Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai được đánh giá khá cao. 

 

Ảnh: N.D
Ảnh: N.D

Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận nhiều ý như: diện tích mía cao nhưng sản lượng còn thấp; kỹ thuật thâm canh mía chưa thực hiện đồng bộ; tỷ lệ sử dụng giống cũ đã thoái hóa còn cao; tình trạng tranh mua tranh bán trong vùng nguyên liệu giữa các nhà máy; công tác đánh giá trữ đường và tạp chất chưa công khai, minh bạch… một số hộ dân nhận tiền của nhà máy này nhưng lại bán cho nhà máy khác với mục đích cố tình chiếm dụng tiền đầu tư của nhà máy…

Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị các địa phương, nhà máy và Công ty mía đường tập trung rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. Giải quyết hài hòa lợi ích giữa người trồng mía với nhà máy, thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng mía… đặc biệt, các nhà máy, doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh tổ chức ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ trực tiếp với người dân từ đầu vụ ép mới…

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh thu ngân sách đạt hơn 56,7 tỷ đồng

Chư Păh thu ngân sách đạt hơn 56,7 tỷ đồng

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị lần thứ 16 (mở rộng) nhằm đánh giá kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I và triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II năm 2024.