Bài cuối: Hợp tác với các nước trong Tam giác phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thu hút đầu tư là chính sách lớn thể hiện quyết tâm cũng rất lớn của lãnh đạo tỉnh Gia Lai nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà. Sau những thành công bước đầu, lãnh đạo tỉnh đã có ý tưởng tiến tới tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư tại cộng đồng các nước SNG, một số nước trong khu vực để mời gọi và thu hút mạnh mẽ hơn nguồn lực đầu tư vào tỉnh nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế. Dĩ nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là các nước láng giềng gần gũi.

Thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai trên đất Lào

Do có vị trí địa lý thuận lợi và quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp nên sau khi 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia ký kết hiệp định hợp tác, được Chính phủ chủ trương cho phép đầu tư vào các nước trong khu vực, nhiều doanh nghiệp trong nước, trong đó có doanh nghiệp Gia Lai đã tiến hành khảo sát, triển khai thực hiện nhiều dự án tại Lào và Campuchia. Với Lào, hiện có hàng chục doanh nghiệp lớn của Gia Lai đang đầu tư làm ăn tại đây. Đi đầu trong việc đầu tư tại Lào phải kể đến Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Hoàng Anh Quang Minh, Công ty 30-4, một số công ty thuộc Tổng Công ty 15...

 

Nhà máy mía đường Hoàng Anh Attapeu.                                         Ảnh: K.N.B
Nhà máy mía đường Hoàng Anh Attapeu. Ảnh: K.N.B

Hoàng Anh Gia Lai là nhà đầu tư triển khai nhiều dự án nhất tại Lào, tập trung vào 3 lĩnh vực chính: sản xuất đồ gỗ, trồng cao su và khai thác lâm sản. Ngoài ra, HAGL còn đầu tư các dự án mía đường, chăn nuôi, dầu cọ, thủy điện tập trung ở 2 tỉnh Attapeu, Sê Kông và bất động sản ở thủ đô Viêng Chăn, vốn đầu tư nhiều triệu USD, tạo hàng chục ngàn việc làm, đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu USD cho nước này. Vùng dự án của HAGL được đầu tư hạ tầng khép kín, đồng bộ với hệ thống giao thông, điện, nước, trường học, trạm y tế đầy đủ.

Không chỉ thế, HAGL còn tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội, như xây tặng cầu, tặng nhà cho hộ nghèo, phát gạo cứu đói… HAGL được Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào đánh giá cao vì là nhà đầu tư quốc tế uy tín, triển khai dự án lớn, nói đi đôi với làm, góp phần tích cực làm thay đổi rõ rệt diện mạo kinh tế-xã hội một số địa phương vùng Nam Lào.

Phát triển cây cao su ở Campuchia

Về Campuchia, quan hệ hợp tác nhiều mặt với nước này, trong đó có lĩnh vực đầu tư được các doanh nghiệp Gia Lai đặc biệt chú trọng. Hoạt động kinh tế-xã hội, giao thương buôn bán, giao lưu văn hóa, khám-chữa bệnh… giữa chính quyền và nhân dân 2 bên biên giới diễn ra tốt đẹp. Nhiều hoạt động khác cũng được chính quyền, doanh nghiệp Gia Lai tổ chức tại nước bạn, như mới đây là Hội chợ thương mại tại tỉnh Ratanakiri. Thực hiện nội dung ký kết giữa Chính phủ 2 nước và nhất là sau hội nghị 13 tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia tổ chức tại Gia Lai, nhiều doanh nghiệp Gia Lai đã triển khai hàng loạt dự án, chương trình thương mại, đầu tư tại Campuchia.

Đặc biệt, kể từ năm 2007, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam triển khai trồng cao su tại Campuchia. Đến nay, 15 công ty thành viên của Tập đoàn đã trồng khoảng 100 ngàn ha. Gần đây, khi tham dự lễ khánh thành Nhà máy Chế biến mủ cao su Oyadav-tỉnh Ratanakiri, ông Huỳnh Trung Trực-Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phụ trách Campuchia, phát biểu: Trong chương trình đầu tư, Tập đoàn dành 30 triệu USD để xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội vùng dự án, đóng góp  trên 2 triệu USD vào các chương trình phúc lợi xã hội, tạo việc làm cho hơn 20 ngàn lao động người địa phương.

Tham gia vào chương trình quy mô lớn này, 4 công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tại Gia Lai cũng đã triển khai hàng loạt dự án trồng cao su. Sau 2 năm đàm phán, khảo sát, tìm đất, lập dự án, kể từ năm 2009, Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang triển khai đầu tư trồng cao su tại địa bàn 2 huyện Van Xay và Lum Phat (tỉnh Ratanakiri). Được sự quan tâm tạo điều kiện của 2 Chính phủ cũng như chính quyền, nhân dân địa phương, diện tích cây cao su của Công ty không ngừng mở rộng và phát triển tốt. Vượt qua khó khăn ban đầu, đến nay, hoạt động của Công ty đã ổn định, diện tích cao su phát triển trên 7 ngàn ha. Công ty đã thu nhận gần 2 ngàn lao động địa phương vào làm việc tại các bộ phận với mức lương tối thiểu 120 USD/người/tháng, xây dựng hơn 400 căn nhà cho công nhân (42 m2/nhà) cùng với hệ thống giếng nước, điện thắp sáng, đường đi, trung tâm y tế, cơ sở thờ tự, trường học…

 

Ngoài đầu tư khép kín cơ sở hạ tầng trong vùng dự án, hàng năm, Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang còn hỗ trợ địa phương khoảng 2 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội như: khám bệnh-chữa bệnh miễn phí, hỗ trợ lều bạt, mái che, đồ dùng thiết yếu, tặng quà… Nhân dân địa phương và công nhân rất phấn khởi trước những việc làm trách nhiệm và nghĩa tình đó, còn chính quyền Ratanakiri cam kết tạo điều kiện thuận lợi để Công ty hoạt động. Và trên hết, như phát biểu của Phó Thủ tướng Campuchia Yim Chhau Ly, thành công của Công ty Cao su Hoàng Anh-Mang Yang K là minh chứng tiêu biểu cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị và tình đoàn kết tốt đẹp giữa 2 nước Việt Nam và Campuchia.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.