Ngân hàng sẽ tạo điều kiện về vốn cho doanh nghiệp phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mục tiêu này được ngành Ngân hàng cam kết nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp cận vốn vay cũng như việc tìm tiếng nói chung giữa ngân hàng và doanh nghiệp tại Hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp diễn ra sáng 3-11. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cùng lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chủ trì hội nghị với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các tổ chức hiệp hội, cùng lãnh đạo các ngân hàng thương mại và 40 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
 

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: T.N
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: T.N

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh Gia Lai, đến nay đã có 1.400 doanh nghiệp (chiếm 48,3% trong tổng số 2.900 doanh nghiệp đang hoạt động) có quan hệ tín dụng với các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn với dư nợ là 26.915 tỷ đồng, chiếm 42,9% tổng dư nợ toàn tỉnh. Nợ xấu của các doanh nghiệp là 148 tỷ đồng, chiếm 0,5% tổng dư nợ doanh nghiệp. Doanh số cho vay lũy kế từ đầu chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp đến nay là 33.886 tỷ đồng, dư nợ hiện đạt 18.836 tỷ đồng. Để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đến cuối tháng 10-2016, các chi nhánh ngân hàng thương mại đã điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ cho 1.743 doanh nghiệp với dư nợ điều chỉnh 12.587 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng với số tiền 644 tỷ đồng… Bên cạnh đó, các ngân hàng còn triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp với lãi suất 5-8,5%/năm.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến của lãnh đạo các sở, ngành, các tổ chức hiệp hội và doanh nghiệp xoay quanh các vấn đề cung ứng vốn, giải quyết vướng mắc trong quá trình cho vay, thu hồi nợ, triển khai các dự án đầu tư, các chương trình tín dụng… đã được Chủ tịch UBND tỉnh cũng như lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước ghi nhận.


Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành nhấn mạnh: Ngành ngân hàng cần phối hợp với các sở, ngành tham mưu và đề xuất cho tỉnh sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong vấn đề cung ứng vốn vay cho doanh nghiệp để các bên cùng có tiếng nói chung. Trong điều kiện hiện nay, cần thiết phải đặt mối quan hệ liên kết Nhà nước-ngân hàng-doanh nghiệp-nhà khoa học lên hàng đầu vì khâu kết nối này còn hạn chế; phải từng bước giúp doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý, trở thành những doanh nghiệp lớn mạnh trên cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Tỉnh cũng sẽ có những cơ chế, chính sách thuận lợi, đồng thời sẽ tiếp thu những ý kiến để sớm có những hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển…

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.