Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bắp: Nền tảng nâng cao giá trị sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả là một trong những giải pháp giúp nông dân ổn định sản xuất trước tình trạng thường xuyên xảy ra hạn hán do biến đổi khí hậu.

 
  Trồng bắp lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: L.N
Trồng bắp lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: L.N

Cụ thể hóa giải pháp trên, UBND tỉnh vừa có Công văn số 3856/UBND-NL chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành xây dựng kế hoạch chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, năng suất thấp sang trồng bắp (từ vụ mùa năm 2016 đến hết vụ Đông Xuân 2018-2019) trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt, làm cơ sở triển khai thực hiện. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi thực hiện theo Quyết định 915/QĐ-TTg ngày 27-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Theo đó, người thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp được UBND xã xác nhận từ vụ mùa 2016 đến hết vụ Đông Xuân 2018-2019. Diện tích chuyển đổi được hỗ trợ phải nằm trong quy hoạch hoặc kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức hỗ trợ một lần không quá 3 triệu đồng/ha; hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp…

Thực tế, để đảm bảo an toàn trong sản xuất và ổn định cuộc sống,  nhiều địa phương của tỉnh đã triển khai các giải pháp chuyển đổi diện tích trồng lúa thường xuyên bị hạn sang cây trồng bắp, đậu đỗ các loại. Điển hình như huyện Phú Thiện đã tổ chức chuyển đổi được khoảng 200 ha đất trồng lúa thường xuyên thiếu nước cuối vụ và xa nguồn nước sang trồng các loại cây như: đậu xanh, bắp lai, khoai lang... mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Bùi Trọng Thành-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện cho biết: “Để tránh hạn cho những diện tích xa công trình thủy lợi, chúng tôi đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên địa bàn huyện và khuyến cáo người dân chủ động chuyển đổi cây trồng trên những chân ruộng không chủ động nước tưới sang cây trồng ngắn ngày và hiệu quả mang lại khả quan. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát các khu vực thường xuyên thiếu nước, xa nguồn nước và triển khai hỗ trợ người dân chuyển đổi đất lúa sang trồng bắp theo chỉ đạo mới của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT”.

Cùng với Phú Thiện, nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh cũng đã hỗ trợ người dân thực hiện mô hình chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây bắp lấy thân, bắp lai. Ông Nguyễn Long Khánh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh cho biết: Tổng diện tích đất trồng lúa thường xuyên bị hạn trong vụ Đông Xuân của huyện khoảng 200 ha. Trong vụ sản xuất Đông Xuân 2016-2017, Phòng đang triển khai kế hoạch chuyển đổi khoảng 70 ha đất lúa sang trồng bắp lấy thân tại các xã Ia Rong, Ia Hrú, Ia Phang, Chư Don. Để đảm bảo đầu ra sản phẩm cho nông dân, Phòng đã làm việc với Công ty cổ phần Chăn nuôi Gia Lai ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm bắp lấy thân với các nhóm hộ đăng ký chuyển đổi, giá thu mua khoảng 800 đồng/kg cây bắp tươi tại ruộng. Qua so sánh có thể thấy lợi nhuận mang lại từ trồng bắp lấy thân cao hơn với trồng bắp lấy hạt từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng/ha và cao hơn so với trồng bắp từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng/ha.

Việc hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, nhất là chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bắp góp phần giúp người dân tăng thu nhập trên cùng diện tích, ổn định sản xuất và tránh được thiệt hại về kinh tế khi thiên tai, hạn hán xảy ra. Ông Trần Xuân Khải-Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết thêm: trước đó, UBND tỉnh đã có Quyết định số 195/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014-2020 nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội.

“Để có cơ sở tham mưu với UBND tỉnh xây dựng kế hoạch chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng bắp trong thời gian tới, chúng tôi đã có công văn gửi các địa phương khẩn trương tổ chức rà soát, thống kê và xây dựng kế hoạch chuyển đổi. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương tổ chức tuyên truyền rộng rãi chính sách hỗ trợ người dân theo quy định của Nhà nước giúp địa phương thực hiện có hiệu quả chương trình này trong thời gian tới”-ông Khải nói.  

 Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.