Khôi phục nuôi ươm cá giống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đợt hạn hán kỷ lục vừa qua không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho các loại cây trồng mà còn với cả việc nuôi trồng thủy sản của Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai. Hiện tại, Trung tâm đang tập trung các nguồn lực khôi phục nuôi ươm cá giống, chăm sóc đàn cá sinh sản để cung ứng cho người dân trong và ngoài tỉnh nuôi trồng trở lại.
 

Tuyển chọn cá qua các ao.                                 Ảnh: N.D
Tuyển chọn cá qua các ao. Ảnh: N.D

Theo Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai, sản xuất cá bột trong những tháng đầu năm nay bị ảnh hưởng rất nhiều do nắng hạn dẫn đến việc tiêu thụ cá giống giảm rõ rệt. Đã có hơn 3 tạ cá giống các loại của Trung tâm như trắm, chép, rô phi… bị chết do hạn hán. Đặc biệt, các hoạt động nuôi ươm cá bột và đàn cá bố mẹ sinh sản của Trung tâm phải tạm dừng do không có nguồn nước để sinh sản nhân tạo và ươm nuôi cá giống. Mặt khác, do hạn hán nên ao, hồ của người dân cũng cạn kiệt. Vì vậy, họ không mua cá giống để nuôi khiến sản lượng tiêu thụ và năng suất cá giảm rõ rệt, diện tích nuôi ở các ao bị thu hẹp đáng kể.
 

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, diện tích mặt nước tham gia hoạt động thủy sản trong 6 tháng đầu năm nay trên địa bàn tỉnh là 12.152 ha, đạt 86% kế hoạch, giảm 1.131,7 ha so với cùng kỳ năm 2015. Sản lượng thủy sản ước 1.199,6 tấn, đạt 20,8% kế hoạch, bằng 59,4% so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị thủy sản trong 6 tháng đầu năm là 38,7 tỷ đồng, đạt 18,9% và bằng 56,5% so với cùng kỳ năm trước.

Không chỉ việc nuôi ươm cá giống và cá sinh sản của Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai bị ảnh hưởng, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở các địa phương cũng chịu thiệt hại do chi phí để duy trì đàn cá tăng cao hơn so với mọi năm. Anh Vũ Đình Duyên (thôn Thanh Bình, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông) cho biết: Những tháng nắng hạn vừa qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc nuôi cá thịt và cá giống của gia đình tôi. Để duy trì ao cá gần 2 ha, gia đình tôi phải đầu tư mua máy bơm về bơm nước từ suối Ia Lốp cách đó gần 1 km. Gần đây, trên địa bàn đã có mưa, lượng nước trong các ao đảm bảo nên tôi đã qua tỉnh Đak Lak mua 30 vạn con giống cá trắm và mua thêm 70 vạn con cá chép để ươm nuôi trở lại. Bên cạnh nuôi cá thương phẩm cung cấp cho thị trường, gia đình tôi còn cung cấp các loại cá giống cho người dân trong xã mua về nuôi.

Ông Phạm Hữu Phước-Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai, cho hay: Để phục vụ cho người dân sản xuất trong thời gian tới, Trung tâm đang tập trung cải tạo ao cho cá sinh sản để nuôi ươm trở lại; tích cực nuôi vỗ béo đàn cá giống bố mẹ để chuẩn bị sinh sản… Ưu tiên lớn nhất hiện nay của Trung tâm là sản xuất cá bột để phục vụ cho người dân khôi phục nuôi trồng thủy sản, đáp ứng nhu cầu thực phẩm hàng ngày từ nay đến cuối năm.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.