Làm gì để thu hút đầu tư?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Được nâng cấp từ cửa khẩu quốc gia lên cửa khẩu quốc tế theo Quyết định số 306/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2007, nhưng hoạt động thương mại và hợp tác quốc tế giữa tỉnh ta và tỉnh Ratanakiri (Campuchia) tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh vẫn đìu hiu. Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng nhưng hiệu quả sử dụng không cao như mong đợi.
    
Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh, tính đến nay, có 7,93 ha đất nằm trong quy hoạch khu thương mại-dịch vụ văn phòng đã chuyển đổi mục đích (đã giao và cho thuê 4,86 ha, diện tích còn lại là 3,07 ha). Diện tích đất quy hoạch kho dịch vụ và kho ngoại quan đã chuyển đổi mục đích là 14,57 ha. Trong đó, đất xây dựng kho dịch vụ 10,57 ha, nhưng mới cho thuê được 4,04 ha, còn lại 6,53 ha. Đất quy hoạch bãi đậu xe, tập kết hàng hóa và bến xe đã chuyển đổi mục đích là 7,9 ha, diện tích cho doanh nghiệp thuê 3,87 ha, Ban Quản lý Khu Kinh tế đầu tư 4,03 ha.

 

Trạm Liên hợp Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh.   Ảnh: N.D
Trạm Liên hợp Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: N.D

Toàn Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh hiện có 12 cơ quan, đơn vị nhà nước hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số cơ quan đã xây dựng trụ sở làm việc, nhà công vụ khang trang như Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh; Ban Quản lý Khu Kinh tế, Nhà khách Công ty TNHH một thành viên Cà phê 15… Phần lớn đều xây dựng chưa đồng bộ hoặc chỉ đối phó. Trạm kiểm soát liên hiệp phục vụ các đơn vị làm việc xây dựng từ năm 2007 đến nay cũng đã hư hỏng. Là cửa khẩu quốc tế nhưng các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa ở đây rất đìu hiu chứ không nhộn nhịp và tấp nập như các cửa khẩu quốc tế khác trong nước, chỉ có vài ba cửa hàng buôn bán nhỏ, lẻ với các mặt hàng tạp hóa… Trong khi đó, một số cơ quan lại mong muốn được xây dựng nhà ở và nhà làm việc cho cán bộ, công nhân viên hoạt động.  

Hiện tại, Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh có 20 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép xây dựng văn phòng làm việc, nhà kho. Tuy nhiên hiện nay chỉ có vài ba đơn vị làm rồi để đó, trong khi Nhà nước đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng hệ thống giao thông, điện thắp sáng…

Trong chuyến khảo sát và tìm hiểu về hoạt động của Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh mới đây, nhiều thành viên trong đoàn không khỏi lo lắng về tình trạng hiện nay của Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Hiện nay, một số đơn vị, doanh nghiệp thuê đất nhưng sử dụng không đúng mục đích. Đặc biệt, một số doanh nghiệp có dấu hiệu sang nhượng tài sản trên đất cho thuê, hoặc xây dựng không đúng với giấy phép đã được cơ quan chức năng cấp…

Tại buổi làm việc với Ban Quản lý Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang chỉ đạo: Phải tập trung xây dựng Khu cửa khẩu và huyện Đức Cơ gắn kết trở thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh. Tạo mọi điều kiện để Khu Kinh tế phát triển nhanh hơn, tạo nguồn thu cho tỉnh trong tương lai. Đặc biệt, cần kiểm tra lại diện tích đất theo quy hoạch, giao cho ai nếu không sử dụng thì phải thu hồi. Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành thì nhận xét: Sự phối hợp giữa các sở, ngành chưa tốt. Vì vậy, cần có những quyết định chính xác để thu hút đầu tư hiệu quả. Cần hoàn chỉnh quy hoạch khu kinh tế đừng để nơi đây thành khu bán hàng tạp hóa. Ưu tiên khuyến khích những hộ sản xuất kinh doanh có tâm huyết tại khu vực cửa khẩu…

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.