Đức Cơ: Ưu tiên phát triển cây trồng dài ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, những năm qua, ngành Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ đã thực hiện nhiều giải pháp để vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng. Đặc biệt, huyện ưu tiên chuyển dịch theo hướng nhân rộng diện tích cây trồng dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, điều…
 

Anh Rah Lan Uyl chăm sóc vườn cà phê của mình. Ảnh: Quang Tấn
Anh Rah Lan Uyl chăm sóc vườn cà phê của mình. Ảnh: Quang Tấn

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Tư-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ cho biết: Trước đây, nông dân trong huyện chủ yếu trồng các loại cây trồng ngắn ngày như lúa rẫy, mì, bắp lai… Tuy nhiên, do thời gian canh tác lâu nên đất đai ngày càng bạc màu, thêm nữa thời tiết diễn biến khá phức tạp nên năng suất, sản lượng rất thấp và giảm dần qua các năm. Trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp và PTNT huyện đã xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng là giải pháp cơ bản thúc đẩy kinh tế Đức Cơ phát triển đa dạng và bền vững.

Thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp, ngành Nông nghiệp và PTNT huyện đã đề ra nhiều giải pháp để hỗ trợ nông dân chuyển dịch theo hướng giảm bớt những diện tích trồng cây ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng các loại cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, hàng năm huyện chi hơn 400 triệu đồng để triển khai chính sách trợ giá giống cây cao su nhằm khuyến khích người dân phát triển diện tích cây cao su tiểu điền. Chỉ tính riêng trong năm 2013, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã bán trợ giá giống cao su cho 127 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với tổng số lượng cây giống được trợ giá là 40.768 cây (tương đương với trồng mới hơn 73 ha). Nhờ vậy, diện tích cao su tiểu điền không ngừng tăng qua các năm. Đến nay, tổng diện tích cao su tiểu điền toàn huyện đạt trên 4.200 ha.

 

Năm 2013, toàn huyện chuyển đổi được gần 492 ha cây trồng các loại. Cụ thể, đã chuyển đổi được hơn 25 ha lúa nước thường xuyên bị hạn sang trồng cây rau màu, chuyển gần 51 ha lúa nước năng suất thấp sang trồng giống lúa có năng suất và chuyển hơn 343 ha mì, lúa rẫy sang trồng cao su, đậu tương, đậu phộng…

Anh Rah Lan Uyl (làng Pnuk, xã Ia Kriêng) phấn khởi cho biết: Nhờ được hỗ trợ về cây giống và hướng dẫn kỹ thuật nên mình đã mạnh dạn chuyển một số diện tích trồng mì không hiệu quả sang trồng 1 ha cao su. Đến nay, vườn cao su của mình đã được 4 năm tuổi, cây phát triển tốt. Gia đình còn trồng hơn 300 cây cà phê, hiện đã cho thu hoạch ổn định. Ngoài ra, anh Uyl còn duy trì hơn 2 ha mì cao sản cho năng suất khá và 2,7 sào lúa nước 2 vụ nên cuộc sống gia đình anh bây giờ đã khá ổn định.

Cùng với đó, huyện còn hỗ trợ nông dân đẩy mạnh tái canh diện tích cà phê già cỗi, vận động người dân đưa giống điều cao sản năng suất cao thay dần diện tích điều địa phương năng suất kém. Theo kế hoạch, trong năm nay, huyện sẽ hỗ trợ giống cà phê cho người dân để trồng tái canh 24 ha cà phê già cỗi và tiếp tục đề xuất xin thêm vốn để trồng tái canh thêm 30 ha cà phê già cỗi theo đăng ký của người dân.  

Phát triển cây công nghiệp dài ngày là hướng đi đúng trong phát triển ngành nông nghiệp của huyện nhà. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Tư thì việc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng dài ngày  vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Nguyên nhân do vốn đầu tư ban đầu khá lớn mà thời gian xây dựng cơ bản khá dài. Đặc biệt, 2 năm trở lại đây do giá mủ cao su liên tục giảm mạnh nên chưa thu hút được sự quan tâm của người dân.

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 26-3-2024 về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.