Đánh giá hiện trạng sản xuất hồ tiêu và mì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 17-8, tại TP. Pleiku,  Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Bùi Bá Bổng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Đào Xuân Liên chủ trì Hội nghị đánh giá hiện trạng sản xuất cây hồ tiêu và cây mì nhằm đề xuất giải pháp phát triển phù hợp trong thời gian tới. Dự Hội nghị có lãnh đạo các địa phương trồng tiêu và mì thuộc khu vực Duyên hải miền Trung-Tây Nguyên và Nam bộ.
 

Ảnh: Quang Tấn
Ảnh: Quang Tấn

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), tổng diện tích hồ tiêu cả nước trong năm 2011 là 55.800 ha, tăng 8,8% so với năm 2010; sản lượng đạt 112.000 tấn, tăng 6,3% so với năm 2010. Hồ tiêu Việt Nam hiện đã xuất khẩu sang 80 nước trên thế giới và chiếm 50% tổng sản lượng xuất khẩu toàn cầu. Đối với cây mì, năm 2011 cả nước có trên 559.000 ha, tăng 64.100 ha so với năm 2007; sản lượng năm 2011 trên 9.875.000 tấn củ tươi, tăng gần 1,7 triệu tấn so với năm 2007.

Cùng với những kết quả trên, Hội nghị thẳng thắn nhìn nhận hạn chế của quá trình phát triển hồ tiêu và mì hiện nay. Theo đó, giống hồ tiêu đưa vào trồng ít được chọn lọc, dẫn đến sâu bệnh lây lan; quá trình mở rộng diện tích không liên vùng nên khó đầu tư hoàn thiện hạ tầng cơ sở; vốn đầu tư hồ tiêu lớn nên rất khó thực hiện quy trình đổi mới giống. Đối với cây mì, hạn chế lớn nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ bấp bênh; diện tích mì phát triển không bền vững; chưa xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định; hoạt động các nhà máy chế biến chưa gắn kết với nông dân.

Các đại biểu tham dự Hội nghị cho rằng, để khắc phục hạn chế trên cơ quan chức năng cần sớm hình thành viện nghiên cứu giống cây hồ tiêu; tăng cường vốn đầu tư cho các nhà máy chế biến phục vụ yêu cầu xuất khẩu và cung cấp thị trường trong nước…

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.