Tạo hành lang pháp lý thúc đẩy giao thương Việt Nam-EU

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 18-5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, các quan chức thương mại tham gia “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-EU” đã cung cấp thông tin về tổng quan và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng tầm quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam-EU lên tầm cao mới, qua đó đề xuất tạo hành lang pháp lý vững chắc thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư cho của hai bên.

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-EU là hội nghị thường niên do Phái đoàn EU tại Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam-EU đang khởi động vòng đàm phán Hiệp định thương mại tự do FTA thì diễn đàn lần này là cầu nối quan trọng để doanh nghiệp hai bên mở ra những cơ hội làm ăn mới.

 

Thị trường EU đang chiếm khoảng 17% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam , với các mặt hàng chủ lực như giày dép, thủy sản, nông sản… Hiện tại, Hiệp định thương mại tự do FTA giữa Việt Nam-EU đang khởi động, quá trình đàm phán được thực hiện theo từng giai đoạn, diễn ra trong khoảng thời gian 3 năm, bao gồm tất cả vấn đề về thương mại sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các hoạt động thương mại, đầu tư giữa hai bên. Doanh nghiệp Việt Nam cần có sự hiểu biết, nắm bắt thông tin để tận dụng các lợi thế khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường EU gồm 27 nước thành viên với hơn 500 triệu dân, đặc thù thị trường có tính thống nhất nên khi hàng hóa xuất khẩu vào EU chỉ cần tuân thủ quy định của một nước thành viên và tự do lưu thông hàng hóa sang các các nước thành viên khác.

Trong những năm gần đây, chính sách của EU đối với Việt Nam dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn kém ưu đãi hơn chính sách của các nước ACP - những nước đang có Hiệp định đối tác chiến lược và các nước chậm phát triển có mức thuế bằng 0%, đối với hầu hết các mặt hàng. Giai đoạn 2011-2013, Việt Nam đang được hưởng ưu đãi về thuế quan phổ cập (GSP) ở mức thuế giảm trung bình 3,5 điểm % (trừ hàng hóa thuộc mục XII), trong đó tỷ trọng mặt hàng đang được hưởng GSP chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.

Tuy nhiên, đối với thị trường EU, Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều thách thức, đó là hàng hóa vẫn vướng phải nhiều rào cản kỹ thuật, không đáp ứng được các quy định này hàng hóa vẫn không vào được thị trường EU. Riêng một số lĩnh vực, hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường còn rất hạn chế, không đủ tiềm lực nên không được hưởng lợi thế bán hàng cho chính phủ EU; dịch vụ chỉ cạnh tranh ở rất ít lĩnh vực có ưu thế (xuất khẩu lao động, cung ứng dịch vụ y tá, hộ lý…).

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.