DPM sản xuất 800.000 tấn phân bón

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sản xuất phân bón tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM).
Sản xuất phân bón tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM).
Trong năm 2009, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM)  sẽ sản xuất 750.000 tấn urê, 50.000 tấn NPK và 32.000 tấn amoniac dư, đáp ứng kịp thời nhu cầu và góp phần bình ổn thị trường phân bón trong nước.

Hiện nay DPM đang tích cực triển khai các giải pháp rút ngắn thời hạn bảo dưỡng định kỳ Nhà máy Đạm Phú Mỹ, nâng cao chất lượng bảo dưỡng và vận hành nhà máy ổn định, an toàn, giảm tối thiểu thời gian dừng máy do sự cố; xây dựng và ban hành bộ định mức vật tư thay thế nhằm giảm chi phí sản xuất.

Tổng công ty cũng tăng cường công tác dự báo, nghiên cứu, phân tích thị trường phân bón, hóa chất thế giới và trong nước để quyết định chính sách kinh doanh phù hợp từng thời điểm và thực hiện các biện pháp bình ổn giá; tiếp tục mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế với các đơn vị sản xuất và kinh doanh phân bón lớn trên thế giới.

Mặt khác, DPM cũng tổ chức tốt công tác vận chuyển hàng đến các kho đầu mối, kho trung chuyển nhằm kịp thời tiêu thụ hàng hóa vào lúc cao điểm mùa vụ và giảm áp lực quá tải xuất hàng tại nhà máy khi vào chính vụ. DPM đã ký hợp đồng tiêu thụ với 74 đại lý và 9 cửa hàng đầu mối, thông qua các cửa hàng, đại lý đã triển khai mạng lưới tiêu thụ 2.115 cửa hàng bán lẻ; xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu DPM để trở thành thương hiệu mạnh, gần gũi quen thuộc và đáng tin cậy với bà con nông dân.
Tổng công ty phấn đấu trong năm nay đạt tổng doanh thu 5.815 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 240 tỷ đồng và đạt lợi nhuận trước thuế 1.084 tỷ đồng.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.