Xây dựng trường chuẩn quốc gia: Hướng đến thực chất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ quan trọng gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới của các địa phương. Với quan điểm hướng đến thực chất trong công tác kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, tỉnh ta chủ trương không chạy theo thành tích mà chú trọng lợi ích cho người dạy, người học trong môi trường giáo dục đạt chuẩn thực sự”-ông Lê Duy Định-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT)-khẳng định.
Toàn tỉnh hiện có 255/745 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt 34,2%. Mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 40% trường học đạt chuẩn quốc gia. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2018-2020 tại các địa phương, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GD-ĐT yêu cầu các đơn vị rà soát, kiểm tra và đề xuất xây dựng bổ sung các hạng mục còn thiếu nhằm đảm bảo lộ trình.
Không ép đạt chuẩn
Hơn 40 học sinh chen chúc trong phòng bộ môn Tin học chật chội, 5-6 học sinh dùng chung một máy tính, cô giáo mướt mồ hôi vừa giảng bài vừa xử lý máy hỏng là hình ảnh cho thấy tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang-thiết bị dạy học tại Trường THCS Nguyễn Huệ (xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh). Cô Cao Thị Yên-giáo viên Tin học-cho biết: “Phòng Tin học có 17 máy tính nhưng chỉ sử dụng được 8 máy nên nhiều học sinh phải dùng chung, gây nhiều khó khăn cho cả cô và trò. Chưa kể, 8 máy tính này thường xuyên trục trặc nguồn điện, bàn phím...”. Điều đáng nói là Trường THCS Nguyễn Huệ đang được chọn để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, cùng với lộ trình xây dựng nông thôn mới tại xã Ia Dreng vào năm 2019 nhưng chưa nhận được sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất.
  Phòng Tin học của Trường THCS Nguyễn Huệ (xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh) chật chội và không đủ máy móc để học tập. Đây là một trong những khó khăn của nhà trường trong quá trình xây dựng trường chuẩn.   Ảnh: Nguyễn Giang
Phòng Tin học của Trường THCS Nguyễn Huệ (xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh) chật chội và không đủ máy móc để học tập. Đây là một trong những khó khăn của nhà trường trong quá trình xây dựng trường chuẩn. Ảnh: Nguyễn Giang
Ông Mai Văn Sơn-Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD-ĐT), Phó Trưởng đoàn kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cấp Trung học-cho hay: “Ngay thời điểm kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia vào tháng 11-2017, Trường THCS Nguyễn Huệ còn thiếu phòng học bộ môn, thiếu thiết bị máy móc dạy học, thực hành, bàn ghế xuống cấp, nhà vệ sinh dành cho học sinh quá nhỏ, không đúng, đủ theo quy định... Từ đó, đoàn kiểm tra quyết định không công nhận đạt chuẩn mà cho nhà trường và địa phương thêm 1 năm để đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục chưa đảm bảo”. Cũng theo ông Sơn, cuối năm 2018, đoàn sẽ tiến hành kiểm tra lần nữa theo đề nghị của địa phương và sẽ có kết quả cuối cùng. “Quan điểm của chúng tôi là không ép các trường đạt chuẩn mà nhằm tạo ra những môi trường giáo dục chuẩn thực chất để mang lợi ích cho người dạy và người học”-ông Sơn cho biết thêm.
Cũng bởi quan điểm này nên thời gian qua, qua công tác kiểm tra, nhiều trường không đủ điều kiện đã không được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Bà Nguyễn Thị Phương Huệ-Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD-ĐT) cho biết: “Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, môi trường giáo dục tại các trường mầm non giữ vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng chăm sóc toàn diện cho trẻ. Do đó, chúng tôi kiểm tra rất kỹ tiêu chuẩn này, trường nào chưa đảm bảo là chưa công nhận, tuyệt đối không có chuyện cho nợ tiêu chuẩn”.
Giải pháp đạt chuẩn bền vững
Một môi trường giáo dục đạt chuẩn quốc gia phải hội đủ 5 tiêu chuẩn: tổ chức nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; chất lượng giáo dục; tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Từ năm 2018, tiêu chuẩn để đạt trường chuẩn quốc gia còn cao hơn khi Bộ GD-ĐT chủ trương tích hợp kiểm định chất lượng với kiểm tra trường chuẩn quốc gia; kiểm định chất lượng giáo dục đạt mức độ 2 (đạt 70-85% số tiêu chuẩn) mới được công nhận đạt trường chuẩn quốc gia. Do đó, ngành GD-ĐT đã có nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Trường THCS Nguyễn Huệ không được công nhận đạt chuẩn quốc gia sau khi kiểm tra. Ảnh: Nguyễn Giang
Trường THCS Nguyễn Huệ (xã I a Dreng, huyện Chư Pưh)không được công nhận đạt chuẩn quốc gia sau khi kiểm tra. Ảnh: Nguyễn Giang
Bên cạnh tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung nguồn lực xây dựng trường chuẩn, Phòng GD-ĐT huyện Chư Pưh đã yêu cầu các trường có kế hoạch phấn đấu với những biện pháp cụ thể như: tích cực nâng cao chất lượng giáo dục, củng cố điều kiện cơ sở vật chất, trang-thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ, duy trì nền nếp, thực hiện nghiêm quy chế; nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn của hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên. “Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên rà soát, đánh giá, quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường, đảm bảo đạt chuẩn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia. Mục tiêu của địa phương là đến năm 2020 sẽ có 15/35 trường đạt chuẩn. Hiện tại do kinh phí địa phương hạn hẹp nên nhiều trường vẫn chưa được đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo đạt chuẩn đúng kế hoạch”-ông Lê Hồng Mạnh-Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện Chư Pưh-cho hay.
Xây dựng trường chuẩn quốc gia là công tác khó khăn và vất vả, tâm lý e ngại sẽ dẫn đến thiếu quyết tâm. Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, trong thời gian tới, ngành sẽ tăng cường chấn chỉnh những đơn vị thiếu quyết tâm trong xây dựng trường chuẩn quốc gia, đồng thời với việc xử lý vi phạm chế độ chính sách, pháp luật làm ảnh hưởng đến lộ trình xây dựng trường chuẩn, gắn chặt với trách nhiệm của người đứng đầu và người vi phạm.
Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.