Gia Lai: Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giáo dục dân tộc giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao tri thức cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai,  góp phần cho sự phát triển bền vững của địa phương.
Hiện nay, toàn tỉnh có 17 Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, 28 Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (tăng 3 trường so với năm học trước). Số học sinh được học tập bán trú ngày càng tăng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) trong công tác phát triển giáo dục dân tộc với nhiều chế độ ưu đãi về chăm sóc, nuôi dưỡng, học tập.
Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà
 Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Mang Yang thường xuyên rèn luyện tiếng Việt bằng cách đọc sách báo. Ảnh: Bảo Lam
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Mang Yang thường xuyên rèn luyện tiếng Việt bằng cách đọc sách báo. Ảnh: Bảo Lam
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn thì nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, tạo sự đồng đều trong học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ rất quan trọng. Năm học 2017-2018, hai ngôi trường giáo dục chuyên biệt là Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh và Trường THPT Dân tộc Nội trú Đông Gia Lai (thị xã An Khê) đã khá thành công với mục tiêu này khi dẫn đầu cả tỉnh về tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT (100%) và có độ chênh lệch điểm trung bình lớp 12-điểm trung bình xét tốt nghiệp THPT thấp nhất toàn tỉnh. Cụ thể, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh có độ chênh lệch là 0,12 điểm, xếp thứ nhất; Trường THPT Dân tộc Nội trú Đông Gia Lai có độ chênh lệch là 0,49 điểm, xếp thứ 2. Điều này thể hiện rõ vấn đề: điểm thi thể hiện đúng thực lực học tập của các em.
Việc nhà trường chú trọng đến công tác giáo dục đại trà đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp thu kiến thức phù hợp với khả năng. Em Ksor HPhương (lớp 12C, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh) nói: “Đầu mỗi năm học, chúng em đều được làm bài kiểm tra để nhà trường xếp lớp theo khả năng, sở trường của mình. Trong quá trình học, thầy cô luôn quan tâm đến việc ôn tập cho chúng em những môn còn yếu nên dần dần học sinh nào cũng học đều các môn. Khi đó, em thấy việc học trở nên thuận lợi, không có nhiều áp lực”.
Thầy Hà Hữu Phúc-Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc Nội trú Đông Gia Lai-cho biết: “Đối với học sinh dân tộc, vai trò của công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại trà là rất quan trọng. Tạo lực học đồng đều trong học sinh toàn trường chính là tạo động lực cho các em cố gắng phấn đấu khi thấy bản thân không quá thua kém bạn bè.
Thầy cô thường xuyên động viên, khuyến khích dù sự tiến bộ của các em là rất nhỏ để các em không bị áp lực dẫn đến chán học. Đối với hơn 400 học sinh của nhà trường, chúng tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em có nhiều cơ hội học tập từ thầy cô, bạn bè. Khi thấy được sự tiến bộ của bản thân, các em sẽ có động lực phấn đấu từng bước một”.
Cùng với đó, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở bậc Mầm non, Tiểu học và THCS, Sở GD-ĐT đã ban hành tài liệu học tập, tham khảo về cách dạy-học tiếng Bahnar để áp dụng ngay trong năm học 2018-2019. Ngành GD-ĐT cũng sẽ tiếp tục duy trì các mô hình tăng cường tiếng Việt cho học sinh Mẫu giáo, Tiểu học người dân tộc thiểu số; phát triển mô hình thư viện xanh, thư viện thân thiện để tạo điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số phát triển văn hóa đọc, tự rèn luyện tiếng Việt...
Chú trọng xã hội hóa mô hình giáo dục bán trú
Mô hình trường bán trú được ngành GD-ĐT coi là giải pháp hiệu quả trong công tác duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục. Với mô hình này, học sinh được ở lại trường từ thứ hai đến thứ sáu, được nuôi dạy theo chế độ như học sinh nội trú nên nhiều địa phương mong muốn áp dụng.
Mang Yang là địa phương gặp nhiều khó khăn trong công tác duy trì sĩ số học sinh. Năm học 2018-2019, để tạo thuận lợi cho học sinh dân tộc thiểu số có điều kiện đến trường, Phòng GD-ĐT huyện áp dụng mô hình xã hội hóa giáo dục bán trú.
Chọn xã Đak Jơ Ta (xã vùng khó của huyện với 100% học sinh dân tộc thiểu số) để thí điểm mô hình này, ông Hồ Văn Diệp-Trưởng phòng GD-ĐT huyện-kỳ vọng: “Sự chung tay của cộng đồng là chìa khóa làm nên thành công.
Trong năm học này, chúng tôi chỉ mới có điều kiện nuôi ăn-ở-học tập cho vài chục học sinh khó khăn nhất của xã nhưng tôi tin là mô hình sẽ phát triển và thành công. Mục tiêu của chúng tôi là duy trì và mở rộng mô hình này tại những vùng đông học sinh dân tộc thiểu số, điều kiện đi lại khó khăn để làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, làm cơ sở  nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc”.
Phát triển mô hình học tập bán trú theo hướng xã hội hóa cũng là mục tiêu của ngành GD-ĐT huyện Kông Chro để tạo thuận lợi cho học sinh dân tộc thiểu số đến trường. “Nhiều xã của huyện không đủ tiêu chuẩn về số học sinh, khoảng cách giữa các thôn, làng... để chuyển đổi mô hình bán trú theo chế độ của Nhà nước. Toàn huyện hiện chỉ có 4 Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú.
Do đó, xã hội hóa là cách duy nhất để mở ra mô hình giáo dục bán trú. Hiện nay, Phòng GD-ĐT đang xây dựng kế hoạch để làm mô hình thí điểm. Dù gặp nhiều khó khăn do điều kiện của địa phương nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm thực hiện để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc”-ông Nguyễn Chí Thanh-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Kông Chro-cho biết.
Bảo Lam

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.