Kông Chro: Nỗi lo mùa tựu trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bên cạnh niềm vui đến trường trong năm học mới, các bậc phụ huynh, thầy-cô giáo ở địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện Kông Chro, Gia Lai vẫn canh cánh nỗi lo về an toàn tính mạng cho các em học sinh khi đến lớp trong mùa mưa lũ. Bởi ở một số làng sát khu vực sông suối, những nơi chưa xây dựng được cầu, các em học sinh vẫn phải lội suối đến trường mặc hiểm nguy rình rập.
Con suối Lơ Pơ (xã Yang Nam) bình thường vốn rất hiền hòa, nhưng theo bà con sinh sống tại đây, mùa mưa lũ năm nào nước suối cũng dâng cao bất thường khiến cho việc học tập của con em các làng bên kia suối bị gián đoạn. Thời điểm này, khi các em nhập học cũng là vào cao điểm mùa mưa lũ, nước suối lên nhanh. Nhiều người dân cho biết, có khi mưa nhiều, nước lớn, ngay cả người lớn cũng không dám vượt suối. Vì vậy, việc học hành của con em vào mùa mưa lũ là nỗi lo thường trực của nhiều bậc phụ huynh. Bà Kpă Htech (làng Glung, xã Yang Nam) cho biết: “Nước lớn rất nguy hiểm, có khi chết người. Mỗi khi mưa to, mình không dám cho con đi học vì sợ nước suối lên nhanh, chỉ chốc lát là có thể dâng ào lên, rất nguy hiểm. Mình chỉ mong mau có cầu để trẻ con có thể đến trường đến lớp ngay cả khi trời mưa”.
  Nhiều phụ huynh phải mạo hiểm vượt suối Lơ Pơ đưa con tới trường.              Ảnh: Nguyên Bình
Nhiều phụ huynh phải mạo hiểm vượt suối Lơ Pơ đưa con tới trường. Ảnh: Nguyên Bình
Bên kia con suối Lơ Pơ là nơi sinh sống của người dân 3 làng đồng bào Jrai. Để tạo điều kiện cho các em học tập, ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương đã xây dựng 3 điểm trường Tiểu học cho hơn 200 học sinh tại đây. Thế nhưng, thời điểm mưa lũ nước suối dâng cao, các em vẫn buộc phải nghỉ học vì thầy-cô giáo không thể vượt suối đến các điểm trường. Thầy Nguyễn Gia Cường-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Nhạc (xã Yang Nam) cho biết: “Nước suối ở đây lên rất nhanh mà lại xuống rất chậm nên chỉ cần mưa 2 ngày liên tục là không thể qua suối. Trường hợp như thế chúng tôi phải bố trí dạy thứ bảy, chủ nhật, thậm chí phải dạy học cả ngày mới kịp chương trình”.
Giao thông cách trở, Yang Nam đã được xây dựng mô hình trường bán trú cho học sinh THCS. Dù đã rất nỗ lực trong việc bố trí điều kiện ăn ở, nhưng cơ sở vật chất nơi đây chỉ đáp ứng tối đa cho 60 học sinh bán trú. Nhiều học sinh ở các làng bên kia suối vẫn phải trở về nhà sau buổi học. Nếu có mưa lũ, các em phải nghỉ học cả tuần, thậm chí nửa tháng nên nhiều em nản chí, bỏ học, việc duy trì sĩ số gặp rất nhiều khó khăn. Cô giáo Nguyễn Thị Tường-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc Bán trú Trần Quang Diệu (xã Yang Nam) cho hay: “Có những đợt nước lớn, chúng tôi phải khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên để con em đến trường vì quá nguy hiểm. Có khi sang được suối, quần áo, sách vở cũng ướt hết, ảnh hưởng đến học tập. Số lượng học sinh bỏ học ở bên kia suối cao hơn hẳn các làng khác cũng chỉ vì mưa lũ, nhiều em không đến được lớp, bị hổng kiến thức sinh ra tâm lý chán nản và bỏ học”.
Bắt đầu năm học mới, để duy trì sĩ số học sinh và chất lượng giáo dục cho trẻ em vùng khó, các thầy-cô giáo còn làm thêm nhiệm vụ là đến tận các làng bên kia suối Lơ Pơ để vận động phụ huynh cho con em đi học và ở lại trường. Trong khi chờ đợi cây cầu xây kiên cố, vững chãi, đây là cách duy nhất để hạn chế những rủi ro cho học sinh trong mùa mưa lũ.
Nguyên Bình

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.