Ia Băng: Những thành tích ấn tượng trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với phương châm “Dễ làm trước, khó làm sau, phấn đấu đạt 2-3 chỉ tiêu/năm”, sau gần 7 năm triển khai thực hiện, đến nay, xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) theo đúng lộ trình đề ra.

Là xã có xuất phát điểm thấp, chỉ đạt 4/19 tiêu chí về NTM năm 2011, song bằng quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, đến nay, Ia Băng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí . Ông Nguyễn Văn Hà-Chủ tịch UBND xã Ia Băng, cho biết: “Phong trào thi đua “Ia Băng chung sức, chung lòng xây dựng NTM” đã được phát động đến từng thôn, làng, hộ gia đình. Nhờ đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM đã có sự chuyển biến rõ rệt, tạo được sự thống nhất cao trong quá trình triển khai thực hiện. Người dân đã tự giác chỉnh trang nhà cửa, làm hàng rào, dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm và các công trình phúc lợi khác”.

 

Người dân được chăm sóc sức khỏe tại Trạm Y tế xã.                               Ảnh: A.H
Người dân được chăm sóc sức khỏe tại Trạm Y tế xã. Ảnh: A.H

Đặc biệt, qua tuyên truyền, vận động đã có 3 hộ dân hiến đất, 4 hộ đổi đất với tổng diện tích 1.030 m2 để xây dựng nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn, làng. Có mặt tại nhà sinh hoạt cộng đồng của làng Phun, bà Rahlan Hlíp tự hào: “Từ ngày có nhà sinh hoạt cộng đồng, dân làng rất phấn khởi, tôi cũng rất vui”. Chẳng là, sau khi được xã vận động, gia đình bà Hlip và gia đình ông Kpuih Đuôn đã tự nguyện hiến 320 m2 đất ở để xây dựng nhà sinh hoạt chung cho làng.

Cùng với việc huy động nội lực trong dân, những năm qua, xã còn tích cực huy động nguồn vốn từ các chương trình, dự án để tập trung xây dựng NTM. Từ năm 2011 đến nay, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn xã là trên 15 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước trên 11 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 4 tỷ đồng và hơn 7.000 ngày công lao động. Theo ông Nguyễn Văn Hà, để nâng cao thu nhập cho người dân, hàng năm, xã đều phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Nhờ đó, người dân đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tạo vườn tạp để nâng cao năng suất cây trồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo từng năm. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo trong xã là 9,8%, đến nay số hộ nghèo chỉ còn 4,25%; thu nhập bình quân đầu người tăng 7,5 triệu đồng so với năm 2011.

Đời sống nhân dân được nâng cao, theo đó, các vấn đề về giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường... cũng từng bước phát triển. Đến nay, đồng bào dân tộc thiểu số đã biết làm chuồng trại nuôi nhốt gia súc và di dời chuồng trại ra phía sau nhà để đảm bảo môi trường sống xung quanh; các hộ dân trên địa bàn xã đều làm hố tiêu, hố thoát nước thải; các thôn, làng thường xuyên tổ chức phát động nhân dân khơi thông cống rãnh thoát nước, không để ngập úng, tù đọng trong khu dân cư... Đặc biệt, xã đã xây dựng phương án thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo đúng quy định với 3 bể chứa rác thải sản xuất tại các khu nội đồng. Bà Nguyễn Thị Dũng (thôn Phú Thanh) phấn khởi: “Nhờ có chương trình xây dựng NTM mà đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đường sá rộng rãi, sạch sẽ, không còn lầy lội vào mùa mưa; tối đến, điện thắp sáng từng nhà”.

Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Hà cho hay, trong gần 7 năm qua, từ các nguồn vốn, xã đã đầu tư trên 12 tỷ đồng xây dựng mới 6,8 km đường giao thông nông thôn, 6 phòng học, 8 nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa... Đến nay, toàn xã có 7/9 thôn, làng đạt danh hiệu thôn, làng văn hóa (đạt 77,7%), 80,4% hộ gia đình đạt “gia đình văn hóa”… Mặt khác, xã cũng kêu gọi sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành và vận động nhân dân xây dựng, sửa chữa nhà ở. Đến nay, toàn xã không còn nhà tạm, nhà dột nát.

“Thời gian tới, xã tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, trong đó ưu tiên cho tiêu chí môi trường, đảm bảo an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Đồng thời, xã cũng tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là người dân các làng đồng bào dân tộc thiểu số chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cải tạo vườn tạp để nâng cao thu nhập”-Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh.

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.