Đi tàu bay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 1. Ngày nay, chuyện “đi tàu bay” (máy bay) không còn là điều đáng bàn nữa. Mọi người, từ cán bộ, công chức, viên chức đến thương gia, nông dân… ai cũng có thể sở hữu một tấm vé của các hãng hàng không giá rẻ. Nhưng năm 1979, chuyện lần đầu được đi máy bay dân dụng từ Pleiku đến Hà Nội với tôi là điều vui lắm. Cái máy bay ngày đó hình như là của Liên Xô, chở đâu chừng trên 10 người, cất và hạ cánh trên đường băng rất ngắn và hình như mỗi tuần hay 10 ngày mới có một chuyến bay đi và đến.

Có điều hành khách hồi đó khác hẳn hành khách trên các chuyến bay nội địa ngày nay. Ấy là, tôi có cảm giác những ông bà đi máy bay khi ấy là những người giàu có, sang trọng và là quan chức có tầm cỡ. Lương của tôi năm đó 64 đồng/tháng, mà vé bay từ Pleiku đi Hà Nội đã lên tới 90 đồng. “Bay” một chuyến coi như đi tong gần hết 2 tháng lương! Thì so sánh vậy thôi, chứ hồi đó do đi việc công nên được lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy thanh toán 1 vòng đi, còn về thì xe đò, những loại xe khách hồi đấy vô cùng cũ kỹ, bệ rạc, mất ba ngày ba đêm từ Hà Nội mới đến Gia Lai.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Bây giờ đi máy bay thật vui, nhiều thành phần xã hội, già trẻ, gái trai, công nhân, nông dân… đủ cả. Lên máy bay bây giờ nhiều điều “bất tiện”, nhân viên hàng không từ mặt đất cho đến trên máy bay cứ một chặp lại thông báo, nhắc nhở, nào là “Hành khách trên chuyến bay x, y, z khởi hành từ a, b, c…  ra cổng số d, e, f…”. Rồi “Máy bay của chúng ta chuẩn bị cất/hạ cánh, đề nghị quý khách tắt điện thoại di động, các thiết bị điện tử, dựng thẳng bàn ăn sau lưng ghế, cài dây an toàn…”. Do nhiều điều “bất tiện” như thế nên quá nhiều hành khách cứ làm theo thói quen sao cho tiện lợi riêng mình. Thỉnh thoảng, ngồi bên những hành khách tỏ là ta đây thông thạo chuyện đi tàu bay lắm, Úc, Mỹ, Nga, đi tất trên những loại máy bay mà ở Việt Nam ta hiện chưa thấy xuất hiện, giọng cứ oang oang như ở chốn không người, tôi lặng lẽ theo dõi và phục sát đất, cho đến khi… cô tiếp viên hàng không lại gần nhắc nhở vị hành khách đáng kính nọ.

Hôm nào mà gặp cả vài ông ngà ngà say lên máy bay thì còn tệ hơn nữa. Những câu mà với mọi người là tế nhị, khó nói, nhưng với mấy ông hành khách kia thì là chuyện thường ngày khi bay.

Có một câu chuyện vui vui: Một phụ nữ cũng đã luống tuổi, ngồi bên tôi trên chuyến bay Pleiku-Hà Nội, luôn nói về con mình là người làm vườn xuất sắc, cô đã mua vé máy bay cho mẹ về quê. “À, mà cháu, đã gần tới quê của bà chưa, quê bà ở Hải Dương đấy, khi đến Hà Nội nhớ nhắc hộ bà nhé, đến đó có con gái của bà đón bà”. Máy bay còn chưa dừng hẳn trên đường băng sau khi hạ cánh, bà cụ đã móc điện thoại ra và “gọi” ầm ĩ: “Mẹ đến Hà Nội rồi, con ra đón mẹ nhé”. Bà lại gọi nữa, gọi nữa… Tôi sực nhớ, khi lên máy bay tôi đã tắt nguồn chiếc điện thoại hộ bà, liền bảo: “Bà đưa con mở nguồn đã rồi mới gọi được”. Vâng. “A-nồ, mẹ đây…”. Bà cụ quay sang cảm ơn tôi đã giúp. Tôi đưa bà cụ tới chỗ con gái của bà đang chờ ở sảnh và bà cụ lại cảm ơn.

3. Đi lại là nhu cầu bức thiết của người dân trong một xã hội phát triển. Trong cơ chế kinh thế thị trường, việc các doanh nghiệp có tiền đầu tư vào lĩnh vực giao thông là hợp lý. Hạ tầng đường không, đường bộ, đường biển và đường sắt luôn được đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp; phương tiện vận chuyển hành khách cũng ngày thêm đồng bộ, hiện đại; nhiều đường bay, điểm đến của các địa phương được đầu tư khai thác. Tuy vậy, với Gia Lai, trong lĩnh vực giao thông nói chung, hàng không nói riêng vẫn còn có nhiều điều cần quan tâm. Sân bay Pleiku đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp, đảm bảo cho một số máy bay hiện đại cất và hạ cánh. Dù vậy, lưu lượng hành khách đi và đến có lúc chưa thật sự nhiều, các chuyến bay đi và đến ở đây còn ít.

Nhiều tuyến bay từ Pleiku đến các điểm du lịch nổi tiếng trong nước chưa được nghiên cứu khai thác triệt để. Ngành du lịch Gia Lai chưa phát triển, chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của địa phương nên con đường hàng không chưa phát huy hết năng lực đi và đến những vùng trọng điểm du lịch của quốc gia. Những tuyến đi xa đều nối chuyến Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, rất bất tiện. Mới đây, chúng tôi đi từ Phú Quốc về Pleiku phải chờ nối chuyến bay từ Tân Sơn Nhất hơn 3 tiếng đồng hồ.

Đang mơ mơ màng màng trên chuyến bay từ TP. Hồ Chí Minh về Pleiku thì có tiếng cô tiếp viên hàng không thông báo: “Máy bay của chúng ta đang giảm độ cao để chuẩn bị hạ cánh…”. Cùng lúc ấy, điện thoại của mọi người xung quanh bật sáng trưng, dây an toàn trên các ghế được tháo ra vứt loảng choảng. Đó là những hành khách mang tầm… VIP trên máy bay đấy, lại thấy, ý thức chấp hành các quy định khi đi tàu bay của nhiều người rất kém!

Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.