Nghị lực vượt khó của những phụ nữ khiếm thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong số 2.000 người bị khiếm thị trên địa bàn tỉnh thì phân nửa là phụ nữ. Nhiều người trong số họ đã vượt lên nỗi bất hạnh, tự thắp ánh sáng cho cuộc đời mình.

Thắp lên ánh sáng hạnh phúc

Một ngày đầu tháng 3, chúng tôi đến thăm tổ ấm đơn sơ của gia đình chị Mai Thị Kim Yến (SN 1988, thôn 6, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah). Trái với sự nghi ngại trước đó của tôi, chị Yến tỏ ra rất tự tin khi ngồi nói chuyện. Chị kể, một ngày hè cách đây 12 năm,  chị và một người bạn đang đi xe máy qua đoạn cua vào đầu thôn thì va quệt với một chiếc xe công nông lưu thông trên đường. Vụ tai nạn khiến chị bị ngã đập đầu xuống đường.

 

Chị Mai Thị Kim Yến bên chồng và con.     Ảnh: Đ.Y
Chị Mai Thị Kim Yến bên chồng và con. Ảnh: Đ.Y

Mặc dù được cha mẹ đưa đi chữa trị khắp các bệnh viện trong nước  nhưng dây thần kinh thị giác mắt chị mỗi ngày một teo dần. Sau đó, mắt chị không còn nhìn thấy nữa. Cảm thông với nỗi đau của người con gái đẹp người đẹp nết, anh Lê Đình Tân-bạn học cùng lớp-đã đem lòng yêu thương, chia sẻ. Khi 2 người yêu nhau, cả hai bên gia đình đều phản đối. Nhưng qua thời gian cùng tình yêu chân thành mà anh Tân dành cho chị, cuối cùng, hai bên gia đình đều đồng ý. Và sau 7 năm yêu nhau, cuối năm 2012, anh chị nên duyên chồng vợ.

Hiện tại, cuộc sống tuy nghèo khó về vật chất nhưng vợ chồng chị Yến rất hạnh phúc. Anh chị có một cô con gái 4 tuổi xinh xắn, ngoan hiền. Hàng ngày, chị dậy từ 3 giờ sáng để nấu chè. Đến 5 giờ, anh Tân phụ vợ chở chè ra chợ bán. Sau đó, anh quay về lo cho con gái đến trường, trước khi đi làm thuê. Khi bán hết chè ở chợ, chị Yến nhờ người quen chở về nhà. Buổi chiều, chị lại dạo bộ đến các trường học trên địa bàn xã Nghĩa Hưng bán tăm. Mỗi ngày làm việc từ 3 giờ sáng cho đến tối mịt nhưng thu nhập chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng. Vậy nhưng chị Yến vẫn thấy cuộc đời thật vui. Chị bảo: “Dù số tiền kiếm được không nhiều nhưng nếu biết chi tiêu thì cũng tạm đủ. Tôi cố gắng sống tốt để không trở thành gánh nặng cho chồng và gia đình”. Ngồi bên cạnh, anh Tân thêm lời: “Nhiều lúc thấy vợ đêm hôm dậy nấu chè rồi mang ra chợ bán, tôi thương vô cùng. Tôi động viên vợ không cần phải làm, chỉ cần ở nhà chăm con, làm việc vặt thôi nhưng cô ấy bảo làm vừa vui vừa có thu nhập, thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn”.

Năm 2017, chị Yến được tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành Hội Người mù tỉnh. Chị tâm sự: “Có gia đình và Hội làm chỗ dựa tinh thần, tôi sẽ cố gắng vượt qua bóng tối để trở thành người có ích, giúp đỡ những phụ nữ bị khiếm thị tự tin vươn lên trong cuộc sống”.

Vượt khó thoát nghèo

Một tấm gương tiêu biểu nữa cho sự nỗ lực vượt qua “bóng tối” vươn lên trong cuộc sống là bà Trần Thị Huế-Ủy viên Ban Chấp hành Hội Người mù huyện Chư Pưh. Năm nay, bà Huế 53 tuổi nhưng đã 20 năm sống trong bóng tối. Bà Huế kể: “Năm 33 tuổi, tôi liên tục thấy đau đầu, rồi mắt mờ dần và không nhìn thấy rõ vào buổi tối. Khi đi khám,  bác sĩ chẩn đoán tôi bị quáng gà, uống thuốc lâu ngày sẽ khỏi. Tin tưởng lời bác sĩ, gia đình không đưa đi khám lại. Vậy nhưng mắt thì ngày càng mờ hơn. Mới đầu là một mắt, sau chuyển sang mắt còn lại. Một năm sau, tôi chỉ nhìn thấy lờ mờ. Lúc ấy, gia đình mới đưa ra Bệnh viện Mắt Trung ương khám lại thì được bác sĩ thông báo là tôi bị viêm màng mắt cấp tính, nếu chữa sớm hơn thì có thể khỏi, nhưng giờ đã quá muộn”.

Về nhà, mấy tháng liền, bà Huế buồn không gượng dậy được. Nhưng 5 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, bà Huế động viên chồng cố gắng làm lụng để nuôi con, hy vọng cuộc sống của các con sau này bớt khổ. Chồng bà Huế thương vợ con nên ngoài chăm sóc tốt 300 trụ hồ tiêu của gia đình, mỗi lúc rảnh rỗi đều tranh thủ đi làm thuê. “Tôi ở nhà chăm sóc 3 con bò, cơm nước cho đàn con. Khi rảnh nhờ chồng chở lên xã, đến từng gia đình có người mù cùng cảnh ngộ để vận động họ tham gia sinh hoạt Hội, giúp họ làm thủ tục hưởng chế độ trợ cấp xã hội của người khuyết tật”-bà Huế kể.

Đến nay, các con của bà Huế đã có việc làm ổn định, xây dựng cuộc sống gia đình riêng. Vợ chồng bà Huế nhờ đó cũng đỡ vất vả. “Năm 2017, được tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành Hội Người mù tỉnh, tôi ý thức sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, sống có ý nghĩa để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”-bà Huế chia sẻ.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.