Hoa của đất, xuân của trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trên đất nước ta có nhiều loài hoa đại diện cho thiên nhiên, biểu tượng văn hóa của mỗi xứ sở, mỗi vùng. Hoa gắn với mùa xuân và lễ hội. Miền núi phía Bắc là xứ sở của các loài hoa như: hoa ban, hoa anh đào, hoa lê, hoa mận, hoa bạc hà, hoa mào gà, hoa tam giác mạch... Vùng cao nguyên nắng gió có hoa dã quỳ, hoa cà phê, cỏ hồng... hòa điệu với sắc màu bazan xanh.

Hoa ban là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, của mùa xuân và sự trong trắng, thủy chung của người con gái dân tộc Thái. Những cánh rừng, nương rẫy từ Sơn La đến Lai Châu đâu đâu cũng thấy màu hoa ban trắng tinh khôi. Nơi có nhiều hoa ban nhất là thung lũng hoa ban trên đèo Pha Đin lịch sử. Mùa hoa ban nở cũng là lúc Tây Bắc có sương dày. Sương e ấp ở vực khe, sương vương vấn trên các nóc nhà, tạo nên bức tranh hoa và sương, mây và núi như trong huyền thoại mà hiển hiện giữa đời. Phải chăng những cánh hoa ban là chiếc áo của nàng tiên xinh đẹp trên trời cao được thêu dệt bằng mây trắng để rồi ban tặng cho núi rừng. Lễ hội hoa ban là một trong những lễ hội quan trọng nhất của vùng Tây Bắc.

 

Hoa anh đào Tây Bắc rực rỡ trong nắng xuân. Ảnh: Võ Hoài Huy
Hoa anh đào Tây Bắc rực rỡ trong nắng xuân. Ảnh: Võ Hoài Huy

Hoa đào núi, còn gọi là đào Mèo dệt nên bức tranh xuân hiếm có của miền núi phía Bắc. Cây không lớn, nhánh mảnh mai, dáng vẻ yểu điệu như cô thôn nữ thế mà có sức sống mạnh mẽ, không hề run rẩy trong mùa đông buốt giá, ấp ủ những chồi mầm, búp nụ no nê để đợi mùa xuân về cho đời màu hoa tươi rực rỡ. Đúng vào những ngày Tết Nguyên đán, đào Mèo đồng loạt nở hoa. Từ Lào Cai đến Hà Giang, những sườn đồi, bản làng, vực khe, góc phố, nơi đâu cũng hồng thắm sắc đào. Mỗi cây đào như có muôn cánh bướm hồng rung rinh trong gió. Mùa hoa đào nở rộ cũng là mùa lễ hội, du xuân. Các cô gái Mông thường diện bộ váy mới và đẹp nhất của mình để du xuân và đi dự chợ phiên. Điệu múa khèn của các chàng trai, chiếc váy xòe của những cô gái là hình ảnh bắt mắt, lôi cuốn lữ khách trong lễ hội Gầu Tàu, Lồng Tồng (xuống đồng) thường được tổ chức vào đầu xuân.

Hoa tam giác mạch phổ biến ở Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của mùa đông lạnh giá, cây tam giác mạch nhìn mỏng manh nhưng vẫn đầy sức sống. Hoa tam giác mạch thay đổi sắc màu theo thời tiết và chu kỳ sinh trưởng. Lúc mới đơm bông hoa có màu trắng, khi giữa mùa thì có màu hồng nhạt, khi bông già thì có màu hồng, màu đỏ. Mỗi thời điểm hoa mang vẻ đẹp riêng, vào tháng 10 là lúc hoa khai nhụy, màu trắng tinh khôi; lúc hoa bắt đầu kết hạt, nhiều sắc hoa hòa quyện, rực rỡ trên cánh đồng, lúc ấy hoa đẹp nhất. Hoa tam giác mạch khi nở thường kéo dài 20-25 ngày mới tàn. Đây là thời điểm lý tưởng để ngắm hoa. Lễ hội hoa tam giác mạch được tổ chức hàng năm trên cao nguyên đá Đồng Văn và một số địa phương khác của tỉnh Hà Giang để du khách đến đây khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và di sản văn hóa các dân tộc.

Vào cuối mùa khô, mùa “ăn năm uống tháng” ở Tây Nguyên có các lễ hội rộn vui của các tộc người thiểu số. Lúc đó hoa dã quỳ nở rộ điểm tô cho cảnh sắc nơi đây. Từ Đà Lạt chạy qua cao nguyên Mnông thuộc tỉnh Đak Nông, tới “thủ phủ cao nguyên” Buôn Ma Thuột (Đak Lak) đến vùng Bắc Tây Nguyên là tỉnh Gia Lai, Kon Tum đều có sự hiện diện của loài hoa này. Loài hoa này vươn mình bám rễ trên những vạt đất mà người ta không thể canh tác ở dọc theo 2 bên quốc lộ, tỉnh lộ, ven hồ, ven sông suối, các bìa rẫy cà phê, rừng cao su, vườn hồ tiêu hay những nơi khô cằn sỏi đá. Hoa dã quỳ  nhuộm sắc vàng tươi, rực rỡ trên cả vùng đất đỏ bazan, vẽ nên bức tranh hùng vĩ, thơ mộng, đắm say và lãng mạn của Tây Nguyên huyền thoại. Hàm Rồng, Chư Đăng Ya là những thắng cảnh đẹp nhất của Gia Lai, nơi được coi là “Vương quốc của hoa dã quỳ”. Mỗi mùa hoa dã quỳ nở nơi đây thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến thưởng lãm. Để phát huy tiềm năng du lịch tại địa phương, huyện Chư Pah đã tổ chức lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya.

Đà Lạt được mệnh danh là thành phố của ngàn hoa, thành phố của “mùa xuân vĩnh cửu”. Bên cạnh những loài hoa mà người Pháp mang đến: hoa hồng, cẩm chướng, hướng dương, pansee, hoa huệ, địa lan, mimosa, thược dược, đồng tiền... Đà Lạt có những loài hoa bản địa, hoa dại như: bồ công anh, forget me not, cẩm tú cầu, hoa dã quỳ. Từ nhiều năm nay, Lâm Đồng đã tổ chức Festival hoa Đà Lạt 2 năm một lần. Lễ hội làm cho Đà Lạt thêm muôn phần tươi đẹp. Trong Festival hoa Đà Lạt, du khách chẳng những tận hưởng vẻ đẹp của xứ sở ngàn hoa mà còn được chiêm ngưỡng xe hoa, người đẹp với trang phục, trang sức bằng hoa.

Nếu đất trời ban tặng cho bản làng vùng cao, heo hút những sắc hoa tươi thắm thì những chủ nhân sinh sống trên vùng đất ấy bằng bàn tay khối óc, tâm hồn lãng mạn đã sáng tạo nên những di sản văn hóa độc đáo như các lễ hội hoa, trang phục truyền thống hay những nghi lễ, tập tục tôn vinh vẻ đẹp của hoa và con người.

Tấn Vịnh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.