Đi chợ Jrai đầu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mùng 2 Tết, người Jrai ở xã Chư Á (TP. Pleiku) cũng đã bắt đầu họp chợ. Khu chợ tạm kéo dài gần 200 m nằm nép bên quốc lộ 19 (đường Trường Chinh, xã Chư Á, TP. Pleiku) làm thành điểm nhấn bình dị giữa phố xá nhộn nhịp.
Các mặt hàng rau chiếm đa số tại khu chợ chồm hổm của người Jrai. Ảnh: P.V
Các mặt hàng rau chiếm đa số tại khu chợ chồm hổm của người Jrai. Ảnh: P.V
Sau ngày mùng 1 nghỉ ngơi, các bà, các chị người Jrai ở xã Chư Á (TP. Pleiku) lại chuẩn bị thúng, thau, gùi để sửa soạn cho phiên chợ đầu năm. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng sau những ngày ngập trong tiệc tùng với bánh chưng, bánh tét, thịt heo, bò, gà… các mặt hàng được bày bán chủ yếu là cá lóc, cá diếc, cá rô, cá trắm và các loại ốc bươu, ốc gạo… Cùng với đó là rau cúc, rau bí, rau cải, mồng tơi, cà chua, khổ qua, xà lách, các loại rau thơm… 
Chợ chủ yếu bán các mặt hàng cá tươi và rau xanh. Ảnh: P.V
Chợ chủ yếu bán các mặt hàng cá tươi và rau xanh. Ảnh: P.V
Cách đó chừng 1 km hướng về TP. Pleiku, trong một con hẻm nhỏ ở phường Thắng Lợi (TP. Pleiku) cũng có một phiên chợ của người Jrai tụ họp. Vẫn là những mặt hàng đơn giản kể trên, chỉ có rau và cá nhưng lúc nào cũng nhộn nhịp. Vì là chợ của người đồng bào nên vẫn vẹn nguyên sự chân chất, giản dị. Người bán cũng không mời chào sỗ sàng. Đôi mắt cứ nheo nheo vì nắng dõi theo bước chân của người mua rồi mới khẽ khàng lên tiếng. Người mua cũng chẳng vồ vập, vội vã, cứ thong thả dạo qua hết từng gùi hàng, ngắm cho no mắt từng bó rau xanh mướt hay từng con cá còn khỏe mạnh quẫy mình trong thau nước rồi mới bắt đầu lựa chọn. Chợ mở ngày Tết nhưng giá cả vẫn như ngày thường. Một bó rau thật to vẫn có giá 5.000 đồng. Một mớ cá đồng cũng chỉ 10.000-50.000 đồng. 
Khu chợ kéo dài chừng 200m dọc theo quốc lộ 19. Ảnh: P.V
Khu chợ kéo dài chừng 200 m dọc theo quốc lộ 19. Ảnh: P.V
Bà H’Út (làng Bao, xã Chư Á, TP. Pleiku) năm nay đã 55 tuổi. Ngày mùng 2 Tết, bà cùng con dâu hái rau trong vườn đi bán. Trên chiếc mẹt nhỏ đặt trước mặt bà là chừng chục bó cải ngồng xanh mơn mởn, cạnh đó là vài ba bó cải cay. Bà H’Út chia sẻ: “Ở nhà tôi vẫn thường hay trồng rau để bán. Những ngày Tết thì trồng nhiều hơn một chút vì người ta thích ăn rau nhiều mà. Từ sáng giờ bán cũng được khá nhiều. Ngày đầu năm buôn bán được như thế hi vọng cả năm cũng buôn bán tốt”. 
Quang cảnh mua bán nhộn nhịp tại chợ của người Jrai. Ảnh: P.V
Quang cảnh mua bán nhộn nhịp tại chợ của người Jrai. Ảnh: P.V
Chị Híp (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku) cũng đem rau ở nhà ra ngồi chung với mọi người ở khu chợ nhỏ này để bán. So với gùi rau của bà H’út, gùi rau của chị Híp có phần đa dạng hơn với các loại rau thơm, rau xà lách, rau bí ngọn… Chị Híp bày tỏ: “Mình bán hàng đầu năm để lấy may nên cũng giữ giá như ngày thường chứ không tăng cao. Đây đều là rau của nhà mình tự trồng, không có thuốc đâu, nên mọi người cứ yên tâm”.  
Cùng với không khí mua bán tấp nập đầu năm tại các khu chợ lớn nhỏ trên địa bàn TP. Pleiku, các khu chợ tạm của người Jrai vẫn mang dáng vẻ riêng, gần gũi, nhẹ nhàng và thật bình dị.
Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.