Khi giáo viên làm bạn với học trò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Cô giáo như mẹ hiền” là một trong những câu thành ngữ ví von sâu sắc mối quan hệ của cô-trò trong hoạt động tương tác dạy học. Nhà giáo không chỉ truyền bá tri thức trong sách vở, chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò sải cánh vươn xa mà còn đóng vai trò là “mẹ”, là đấng sinh thành để nuôi dưỡng những đứa con bằng tình yêu vô bờ bến. Vậy nhưng, với sự biến đổi của xã hội, người mẹ muốn hoàn thiện vai trò của mình cũng cần học cách làm bạn với con, lắng nghe con tâm tình chia sẻ, xây dựng mối quan hệ tương tác 2 chiều với lớp trẻ.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nếu ta dạy cho con trẻ biết vâng lời thì những việc mẹ làm, những lời mẹ nói phải là tấm gương, là chuẩn mực hành vi để con cái phải học, noi theo. Tuy nhiên, để thực hiện tốt vai trò đó, người mẹ phải không ngừng học hỏi, bám sát theo từng giai đoạn tâm lý của trẻ, và không ít lần xảy ra mâu thuẫn thế hệ khi khuôn mẫu của mẹ “lệch pha” so với chuẩn mực hành vi mới của con.

Giáo dục gia đình là nền tảng, nhưng trẻ còn một môi trường khác không kém quan trọng để xác lập sự xã hội hóa trong việc hình thành nhân cách, đó là nhà trường. Vậy nên, việc thầy-cô giáo đóng vai trò như một người bạn để cùng song hành trong việc giáo dục con trẻ là điều cần thiết. Mỗi giáo viên sẽ có những cách xác lập các kỹ năng khác nhau để có thể xây dựng mối tương tác 2 chiều với học sinh, sinh viên của mình. Tùy theo từng độ tuổi sẽ có các phương pháp tương ứng để trò chuyện với học trò. Mỗi giai đoạn phát triển trẻ sẽ có từng nhu cầu ưu tiên. Ví dụ ở tuổi mẫu giáo trẻ cần được dinh dưỡng đầy đủ, được vận động khám phá thế giới xung quanh mình; đến tuổi dậy thì trẻ sẽ cần được biết về sự khác biệt giới tính, về cơ thể của mình, lớn hơn nữa cần phải biết về tình dục an toàn, về rung động của tình cảm khác giới, đến tuổi sinh viên các em cần được giải thích về các chế độ chính sách, được lắng nghe những khó khăn khi đi học xa nhà…

Nhu cầu của học trò đa dạng và biến đổi theo sự phát triển xã hội. Tôi là một nhà giáo dạy về tâm lý học, có lẽ vì đặc thù ngành nghề nên tôi dễ làm bạn với học trò. Cô trò có thể chia sẻ với nhau rất nhiều chuyện trên lớp, các buổi gặp gỡ ở ký túc xá, hoặc kết bạn trên mạng xã hội để khi có những chuyện “khó nói”, các em có thể nhắn tin cho cô. Đôi lúc cô trò cùng rủ nhau ra những thắng cảnh của TP. Pleiku chụp hình, gắn thẻ nhau vào những hoạt động ngoại khóa. Việc gần gũi học trò đã giúp tôi kịp thời nắm bắt những vấn đề xảy ra với các em, có những sự động viên nhất định để các em yên tâm học hành. Mối quan hệ cởi mở cô-trò còn giúp học sinh tránh được căng thẳng bởi áp lực thi cử, dễ dàng đối thoại, trao đổi với giáo viên về những điểm chưa rõ trong bài học…

Để xây dựng thành công phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thiết nghĩ việc thầy-cô giáo bằng các kỹ năng sư phạm của mình xây dựng mối quan hệ bạn bè trên nền tảng thầy trò là điều cần thiết để lắng nghe trò nói, tôn trọng học trò trong quá trình dạy học. Ngoài ra, mỗi trường cần có các câu lạc bộ, phòng tư vấn, tham vấn để học trò có thể được chia sẻ những chuyện “khó nói” với những người hiểu mình như bạn.

Tạ Ngọc Điệp

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.