Hết thời học chơi-lấy bằng thật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều người nhận xét rằng, các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện đang nỗ lực nâng cao uy tín, tạo thương hiệu để tồn tại trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt của hệ thống giáo dục đại học. Một trong những biện pháp quan trọng là siết chặt đầu ra của “sản phẩm” vì chính chất lượng sinh viên ra trường được thị trường lao động chấp nhận là “chứng chỉ uy tín” đặc biệt rồi.

Trước đây, trong đào tạo bậc đại học, đa số các trường chỉ chú trọng đầu vào, tức là làm ngược quy trình, còn đầu ra thì bỏ lửng, sinh viên có tìm được việc làm hay không, nhà trường không mấy quan tâm. Khi vào được đại học, đa số sinh viên yên tâm là thế nào mình cũng cầm được bằng tốt nghiệp nên thường lơ là việc học tập, nghiên cứu, miễn sao cứ đến kỳ thi hết môn, hết học phần, trả bài cho thầy đủ điểm 5/10 là được; nếu vì lý do gì đấy mà thiếu điểm thì thi lại lần thứ 2, thứ 3, thế nào rồi thầy cũng cho qua.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chính điều ấy, một thời nhiều trường đại học, cao đẳng quá dễ dãi với sinh viên mà nới lỏng chất lượng đào tạo nên đã cho ra trường hàng vạn “sản phẩm” tồi dẫn đến thất nghiệp với con số ngày càng lớn. Ngày nay, bước vào thời kỳ tự chủ của các trường đại học, uy tín về chất lượng đào tạo được đặt lên hàng đầu và mang ý nghĩa sống còn, nên việc quan tâm đến học tập chuyên cần của sinh viên là tất yếu. Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về số lượng sinh viên bị các trường đại học buộc thôi học vì lý do học tập yếu kém khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo ngại.

Đơn cử, Trường Đại học Giao thông-Vận tải (TP. Hồ Chí Minh) có hàng ngàn sinh viên bị cảnh báo học vụ lần 1, lần 2 (tức là vào vòng nguy hiểm có thể bị buộc thôi học), và quả nhiên sau đó nhà trường phải ký quyết định buộc 600 sinh viên thôi học vì học lực kém. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) năm 2016 đã có 800 sinh viên bị buộc thôi học và năm 2017 đã có 600 sinh viên phải rời khỏi giảng đường. Các trường đại học khác như: Đại học Y Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh… cũng đã có hàng trăm sinh viên bị buộc thôi học vì lý do học lực kém. Chúng ta có thể làm phép tính nhẩm, chỉ trong vài năm trở lại đây, con số sinh viên buộc phải rời giảng đường đại học đã lên đến hàng vạn, trong số đó, hầu hết các em trở về địa phương không bằng cấp, vô nghề nghiệp và rơi vào tình trạng thất nghiệp; chỉ một số ít em có ý chí có thể trở lại học tập với một ngành nghề thích hợp hơn.

Theo phân tích của một số cán bộ quản lý các trường đại học nói trên, số sinh viên bị đuổi học đều được nhà trường rà soát kỹ lưỡng, cảnh báo học vụ nhiều lần, nếu em nào có chút tiến bộ thì được cứu xét. Nhà trường cũng có biện pháp liên hệ, phối hợp với gia đình để theo dõi, quản lý việc học tập của con em mình, nhưng đa số sinh viên sa sút việc học tập thường khó lấy lại phong độ và đã buông tay. Trong số này có nhiều em là học sinh giỏi ở phổ thông, học trường chuyên lớp chọn; có em đỗ thủ khoa vào đại học hoặc là sinh viên xét tuyển thẳng… Nói như vậy để thấy rằng việc học ở phổ thông khác xa với học đại học. Học ở phổ thông, học sinh luôn được kèm cặp bởi thầy giáo và phụ huynh, còn ở bậc đại học là tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức ở lĩnh vực chuyên môn mà mình theo học, người thầy chỉ đóng vai trò gợi mở, giới thiệu để sinh viên tự mày mò tìm đến chân lý theo cách của mình.

Có mấy nguyên nhân có thể tạm thời rút ra để các bậc phụ huynh tìm hiểu nhằm chuẩn bị tâm thế, tâm lý cho con em mình khi vào giảng đường đại học hoặc giúp đỡ các em đang theo học. Thứ nhất, sinh viên phải tránh tâm lý “xả hơi” khi bước vào ngưỡng cửa đại học, không được chủ quan cho rằng mình học khá giỏi ở phổ thông mà lơ là, ngược lại phải nỗ lực, cố gắng ngay từ đầu để có vị trí về học lực ở trong lớp, trong khoa. Thứ hai, phải có phương pháp học tập tốt nhất với điều kiện và hoàn cảnh cá nhân mình. Không quá lo lắng khi chưa bắt nhịp được với môi trường học tập mới mà phải tìm hiểu qua cách học tập, nghiên cứu của các lớp đàn anh để tự bổ sung cách học cho mình.

Thứ ba, nếu sau một thời gian học tập mà tự thấy mình không phù hợp với ngành nghề đã chọn hay không thích nghi được với môi trường học tập mới thì phải tìm cách thay đổi để chọn ngành và chọn trường phù hợp hơn, không nên tự ép mình. Vì nếu bị hoang mang, mất tinh thần sẽ dẫn đến có hại cho sức khỏe, như bị bệnh trầm cảm, hoặc nặng hơn là thần kinh phân liệt… Trong thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp sinh viên lâm vào hoàn cảnh như vậy, gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội.

Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.