Dấu ấn một ngôi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong tiết trời tháng 11, Phố núi Pleiku se lạnh, nghe bạn bè cũ hẹn gặp mặt nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), lòng tôi lại bồi hồi xúc động nhớ về mái trường xưa, Trường Bổ túc Văn hóa Gia Lai-Kon Tum, nơi tôi từng công tác. Nhà thơ Chế Lan Viên có câu thơ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Sao quá đúng với tâm trạng tôi lúc này!

Ngày ấy, tôi còn rất trẻ, mới 18 tuổi. Cái tuổi người ta bảo trưởng thành, nhưng với tôi còn nhiều thơ dại; hiểu người, hiểu đời chưa được bao nhiêu. Vừa ra trường, tôi được phân công về Trường Bổ túc Văn hóa Công Nông Gia Lai-Kon Tum để dạy văn hóa cho cán bộ của các cơ quan, ban, ngành cử đi học. Năm đầu tiên vào nghề nên mọi thứ đối với tôi hoàn toàn xa lạ. Tiếp tôi trong ngày đầu tiên đầy ý nghĩa này là thầy Hiệu trưởng Hoàng Phi Hùng-người được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú trong đợt đầu tiên. Thầy Hùng vóc dáng cao to, có ánh mắt nhân từ và giọng nói ấm áp, là người chính thức giao việc cho tôi. Sau này tôi mới biết thầy quê Tam Quan, Hoài Nhơn, Bình Định, đi tập kết miền Bắc năm 1954, học sư phạm, sau đó, được Đảng phân công trở về miền Nam làm công tác giáo dục ngay từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước.

 

Cựu giáo viên của trường nhận hoa trong ngày họp mặt truyền thống. Ảnh: B.D
Cựu giáo viên của trường nhận hoa trong ngày họp mặt truyền thống. Ảnh: B.D

Ngày đầu lên bục giảng, tôi xác định mọi công việc mình làm đều là trải nghiệm. Chỉ sau một thời gian ngắn, tôi đã làm quen gần hết học viên của lớp. Biết họ là lớp người đáng tuổi cha anh mình, đi kháng chiến, từng “vào sinh ra tử”, rất đôn hậu, chân chất và mộc mạc như người xứ cát quê tôi, trong lòng vô cùng cảm kích, muốn giúp họ hơn là “dạy”. Những ánh mắt chăm chú nghe tôi giảng bài trong mỗi tiết học làm cho tôi tự tin hơn và càng tâm huyết với nghề dạy học. Công việc cứ thế trôi qua, hàng ngày, học viên trưởng thành theo từng con chữ, qua từng bài học; bạn bè, đồng nghiệp yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau từng trang giấy để soạn giáo án, chia nhau từng ổ bánh mì lúc đói, cho nhau từng viên thuốc lúc ốm đau. Cuộc sống vô cùng hạnh phúc trong một đại gia đình.

Những kỷ niệm này tôi không thể nào quên và đi theo tôi suốt cuộc đời, đến nay, đã hơn 42 năm rồi mà tôi vẫn còn nhớ như in, đúng như cha ông ta đã nói “Một ngày nên nghĩa chuyến đò nên quen”. Những sự việc, sự vật như: Hàng cây, ghế đá, sân trường, buổi giảng bài trên lớp, giờ tập thể dục... mỗi ngày khi ấy tôi thấy bình thường, nhưng lúc xa rồi mới cảm nhận được bao nỗi nhớ, niềm thương.

Trường Bổ túc Văn hóa Gia Lai-Kon Tum tiền thân là Trường Bổ túc Văn hóa Công Nông Gia Lai-Kon Tum, được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trường Bổ túc Văn hóa tỉnh Gia Lai vào tỉnh Kon Tum sau khi hợp nhất 2 tỉnh, đặt tại thị xã Kon Tum. Mục tiêu của trường là bổ túc văn hóa từ cấp I đến cấp III cho cán bộ đi kháng chiến, cán bộ các cơ quan cử đi học để tiếp tục đưa đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Để tạo điều kiện thuận lợi cho học viên, trong trường có tổ chức cả nhà trẻ và một số lớp mẫu giáo. Trong những năm đầu thành lập, quy mô của trường lên đến hàng ngàn học viên, trong đó có những lớp đặc biệt dành riêng cho các đồng chí trong Tỉnh ủy. Nếu tính cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các cháu nhà trẻ, mẫu giáo tại thời điểm đó, nhà trường có trên 1.000 con người.

Cho đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước, số cán bộ, nhân viên các cơ quan cử đi học giảm dần, mặt khác, hệ thống trường bổ túc văn hóa ở Gia Lai-Kon Tum đã phát triển đến thôn, làng, tổ dân phố, tạo thuận lợi cho người học, nên tỉnh quyết định chuyển cơ sở này thành Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Gia Lai-Kon Tum và chính thức kết thúc nhiệm vụ lịch sử của Trường Bổ túc Văn hóa Gia Lai-Kon Tum từ đây.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ ngày thành lập đến khi giải thể, trường đã đào tạo cả chục ngàn lượt học viên tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp II, cấp III. Nhiều người trong số này đã trở thành cán bộ chủ chốt của Trung ương, tỉnh Gia Lai-Kon Tum và sau này là tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum, như các đồng chí: Y Một, Y Vênh, Hà Sơn Nhin, Trần Lưu, H’Nghia, Rơ Chăm Bơm, Y Mưỡi... Bên cạnh việc dạy chữ, trường còn là nơi rèn luyện đội ngũ thầy-cô giáo nhân hậu, giỏi chuyên môn, yêu nghề, nhiều người trong số đó đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp sở, cấp phòng, giáo viên dạy giỏi ở các trường học thuộc 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum trong những năm sau này.

Để tri ân những thầy-cô giáo từng giảng dạy tại Trường Bổ túc Văn hóa Gia Lai-Kon Tum và tạo cơ hội cho học viên các khóa gặp gỡ thăm hỏi, động viên nhau trong cuộc sống và công tác, tháng 11-2013, Ban liên lạc Cựu giáo viên-học viên Trường Bổ túc Văn hóa Gia Lai-Kon Tum được thành lập và thống nhất họp mặt toàn thể giáo viên, công nhân viên, học viên mỗi năm một lần, tổ chức luân phiên tại 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Mỗi lần gặp mặt, nhìn thấy hình ảnh của đồng nghiệp, anh chị em học viên xưa, tôi có cảm giác như được sống lại thời trai trẻ.

Điều quan trọng hơn là tôi vẫn thấy những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, giá trị thiêng liêng của tình thầy trò, tình anh em, tình đồng chí, đồng nghiệp và thật là hạnh phúc khi được làm thầy. Đúng như câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dẫu biết rằng phía trước còn nhiều khó khăn và gian khó, nhưng tôi sẽ cố gắng thực hiện tốt lời chỉ dẫn của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu” để mãi xứng đáng là một người thầy chân chính.

Bùi Duy

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.