Chuyển từ bao cấp sang xã hội hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau gần 3 năm thực hiện Đề án xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình-sức khỏe sinh sản (KHHGĐ-SKSS) của Bộ Y tế tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020, người dân đã dần thay đổi nhận thức và hành vi.

Chị Nguyễn Tuyết Mai (40 tuổi, trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai) đã có 3 con. Hiện vợ chồng chị đang thực hiện PTTT bằng cách uống thuốc. Chị Mai cho biết: “Trước đây, mỗi năm xã tổ chức 2 đợt phát động chiến dịch KHHGĐ-SKSS. Tôi thường đến Trạm Y tế xã để khám phụ khoa và được cấp thuốc tránh thai hoặc khi cần đến nhà cộng tác viên dân số để lấy. Nhưng gần 3 năm qua, tôi tự bỏ tiền ra mua thuốc tránh thai tại Trạm Y tế xã. Bây giờ, Nhà nước không còn phát thuốc tránh thai miễn phí nữa mà chỉ hỗ trợ phần nào, còn lại người dân chủ động mua. Tôi nghĩ, mỗi năm bỏ ra mấy chục ngàn đồng để mua PTTT là điều bình thường”.

 

Phụ nữ ngày càng quan tâm hơn tới chăm sóc sức khỏe sinh sản.       Ảnh: Đ.Y
Phụ nữ ngày càng quan tâm hơn tới chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ảnh: Đ.Y

Chị Nguyễn Thị Thúy (phường Hội Thương, TP. Pleiku) cũng đồng quan điểm: “Tôi xem trên ti vi thấy nói về việc Nhà nước chỉ hỗ trợ, cấp miễn phí PTTT cho hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng thuộc diện chính sách, đối tượng thuộc các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Đối với khu vực thành thị, nông thôn phát triển, Nhà nước chỉ hỗ trợ phần nào. Tôi nghĩ điều này cũng phù hợp thực tế, bởi cuộc sống người dân giờ đã khá hơn trước”. Hay chị Lê Thị Mai (48 tuổi, trú tại thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah) do sử dụng PTTT như đặt vòng, thuốc cấy tránh thai không phù hợp với cơ địa nên chị chọn phương pháp triệt sản. Trước đây, việc triệt-đình sản được Nhà nước hỗ trợ miễn phí nhưng bây giờ phải trả tiền. “Số tiền bỏ ra triệt sản không nhiều mà bản thân lại giữ gìn được sức khỏe nên mình quyết định thực hiện”-chị Mai cho biết.

Theo Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh, hiện nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại trên 70,5%. Từ năm 2014 trở về trước, PTTT được cung cấp miễn phí do nguồn ngân sách nhà nước đầu tư thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia dân số-KHHGĐ.

Từ tháng 3-2015 đến nay, Việt Nam bước ra khỏi ngưỡng của nước nghèo nên các nhà tài trợ đã ngừng viện trợ không hoàn lại các PTTT, đòi hỏi Nhà nước cần có ngân sách để mua PTTT. Do vậy, việc cung cấp PTTT miễn phí và dịch vụ KHHGĐ miễn phí sẽ giảm, chuyển dần sang cung ứng dưới hình thức tiếp thị xã hội. Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động đối tượng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, thay đổi nhận thức, hành vi từ “bao cấp, miễn phí” sang “mua, bán” còn gặp khó khăn. Theo đó, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền; Trung tâm Dân số-KHHGĐ các huyện, thị xã, thành phố, cộng tác viên dân số ở các thôn, làng, tổ dân phố cũng đã tích cực tuyên truyền, tiếp thị các PTTT. Từ đó, người dân cũng bắt đầu làm quen và có ý thức mua PTTT.

Tuy nhiên, PTTT chủ yếu nhập khẩu (trừ bao cao su và viên uống tránh thai) cho Chương trình mục tiêu quốc gia để ưu tiên cấp miễn phí; trên thị trường không có bán PTTT lâm sàng, dù các cơ sở y tế đủ điều kiện tham gia xã hội hóa nhưng lại không có PTTT để thực hiện xã hội hóa dịch vụ KHHGĐ-SKSS, nhất là dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) và thuốc cấy tránh thai (que cấy tránh thai). Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Tổng cục Dân số-KHHGĐ mới đây, ông Lê Ngọc Lân-Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh, kiến nghị: “Xã hội hóa cung cấp các PTTT và dịch vụ KHHGĐ-SKSS là mục tiêu mà ngành Dân số đang thực hiện. Tuy nhiên, Gia Lai là một tỉnh miền núi nghèo, vì vậy, cần thực hiện đa dạng hóa PTTT theo phân khúc thị trường, chú trọng vào các PTTT hiện đại có tác dụng lâu dài và hiệu quả”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Võ Thành Đồng-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-KHHGĐ cho rằng: Thời gian tới, các cấp chính quyền cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác dân số-KHHGĐ. Đặc biệt, Gia Lai phấn đấu thực hiện đạt mức sinh thay thế là 2,1 con/phụ nữ. Để thực hiện hiệu quả, tỉnh cần đổi mới công tác truyền thông dân số-KHHGĐ ở địa phương; nắm chắc biến động về dân số, những trường hợp phát sinh cụ thể để có sự điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời. Bên cạnh đó, tỉnh cần chủ động thực hiện công tác dân số chuyển từ bao cấp sang xã hội hóa, tiếp thị xã hội.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.