Chư Sê nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ để thu hút hội viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ huyện Chư Sê đã triển khai thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, với nhiều mô hình, câu lạc bộ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chị em nhằm tập hợp, thu hút đông đảo hội viên tham gia sinh hoạt hội”- chị Đinh Thị Tuyết Dung-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Sê cho biết.

Hoạt động của các mô hình, câu lạc bộ của Hội LHPN huyện Chư Sê ngày càng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Đến nay trên địa bàn huyện hiện có 33 loại mô hình, câu lạc bộ với 4.524 thành viên tham gia, đang hoạt động tại các xã, thị trấn, tập trung vào các nhóm liên quan đến một số lĩnh vực cụ thể. Nhóm lĩnh vực giúp nhau phát triển kinh tế gồm có mô hình “3 trong 1”, “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng”; “Cải tạo vườn tạp”... Nhóm lĩnh vực xây dựng gia đình hạnh phúc gồm có câu lạc bộ: “Nuôi dạy con tốt”, “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Không sinh con thứ 3 trở lên”, “gia đình không khói thuốc”... Nhóm lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật và ANTT gồm câu lạc bộ: “Phòng, chống tội phạm”; “Phụ nữ với pháp luật”; “ phòng chống bạo lực gia đình”… Nhóm lĩnh vực xây dựng tổ chức hội vững mạnh gồm có mô hình: “Làng phụ nữ kiểu mẫu”; Nhóm lĩnh vực bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới gồm mô hình: “Thực phẩm sạch, tiêu dùng sạch”; “Đoạn đường phụ nữ tự quản”, “Hàng rào xanh”, “Con đường hoa”, “phụ nữ với công tác xây dựng nông thôn mới”…

Các mô hình phát triển kinh tế đã giúp nhiều chị em thoát nghèo. Ảnh: Mai Ka
Các mô hình phát triển kinh tế đã giúp nhiều chị em thoát nghèo. Ảnh: Mai Ka

Các mô hình, câu lạc bộ của hội được thành lập đều dựa trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, vào từng đối tượng, sở thích nên nhận thức của hội viên phụ nữ đã có sự chuyển biến rõ nét. Nhiều chị em tự nguyện tham gia, tự nguyện hành động vào mô hình,câu lạc bộ. Với câu lạc bộ“5 không 3 sạch” đã giúp chị em thay đổi nếp nghĩ cách làm. Nếu trước đây vườn của một số chị em người dân tộc thiểu số còn bỏ không, hay đường làng ngõ xóm chưa được sạch, chăn nuôi gia súc gia cầm còn thả rông, chưa biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi… thì từ khi tham gia vào câu lạc bộ, chị em đã biết cách tân dụng vườn để trồng rau, trồng cây có giá trị kinh tế cao để phát triển kinh tế gia đình, biết cách làm chuồng nuôi heo, dọn nhà cửa, đường làng, ngõ xóm đảm bảo vệ sinh môi trường xanh, sạch đẹp. “Mới đầu tham gia mô hình này mình và nhiều chị em còn bỡ ngỡ và chưa hiểu rõ lắm. Nhưng sau khi thấy một số chị em làm tốt. Vườn nhà sạch sẽ lại có thể có thêm thu nhập, mình thấy phấn khởi và làm theo”- chị RơLan Miên (làng Glan, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) vui vẻ cho hay. Ngoài ra, các mô hình, câu lạc bộ “nuôi dạy con tốt”, “xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phòng chống bạo lực gia đình”, “địa chỉ tin cậy” đã giúp cho hội viên biết cách nuôi dạy con tốt, vận động con em đủ tuổi với kết hôn, giúp cho các cặp vợ chồng thường xuyên bị bạo lực thoát khỏi bạo lực gia đình ... Chính vì thế, sau khi thành lập các mô hình, câu lạc bộ đã được sự nhiệt tình ủng hộ của hội viên.

Trong những năm qua, cơ sở Hội đã triển khai thực hiện xây dựng được 6 loại mô hình giúp nhau phát triển kinh tế có tổng số 178 thành viên tham gia, với tổng số tiền trên 135 triệu đồng, giúp cho 165 hội viên nghèo phát triển kinh tế. Chị Đinh Thị Sang (thôn 4- xã Ia Hlốp) chia sẻ: “Sau khi được tham gia vào mô hình “Đàn dê thoát nghèo” của hội, gia đình tôi đã thoát nghèo. 10 miệng ăn của gia đình cũng không còn lo đói nữa. Giờ ráng chăm chỉ làm ăn là sẽ có của ăn của để”. Các mô hình,câu lạc bộ phụ nữ phát triển kinh tế đã được triển khai xuống cơ sở, mang lại hiệu quả kinh tế cao; mô hình “3 trong 1” đã  giúp 3 phụ nữ nghèo làm chủ hộ phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo bền vững; 3 phụ nữ thoát khỏi bạo lực gia đình , 5 phụ nữ có con bỏ học tiếp tục đi học trở lại trường học.. Hiện, hội đã giúp được 2.244 hộ gia đình hội viên phụ nữ thoát nghèo. Làm tốt công tác này điển hình như xã Dun, Bờ Ngoong, Ia Hlốp, Ia Pal. Chủ tịch hội LHPN xã Ia Hlốp Võ Thị Toan khẳng định: “Nhiều mô hình của hội đã và đang được nhân rộng. Hàng năm, chúng tôi đều vận động chị em tham gia vào các mô hình cụ thể để giúp đỡ những phụ nữ nghèo và nâng cao nhận thức trong công tác hội”. 

Nhiều mô hình của hội đã và đang được nhân rộng. Ảnh: Mai Ka
Nhiều mô hình của hội đã và đang được nhân rộng. Ảnh: Mai Ka

Thông qua các mô hình, câu lạc bộ đã mang lại hiệu quả trong công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho hội viên phụ nữ. Từ đó, chị em tự giác tham gia đầy đủ và tích cực vào các hoạt động của hội; đồng thời câu lạc bộ cũng là sân chơi bổ ích để chị em trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, các kiến thức về gia đình, xây dựng gia đình đạt chuẩn mực gắn với phong trào thi đua của hội.

Mai Ka

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.