Kông Chro chú trọng nâng cao đời sống cho phụ nữ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bằng nhiều cách làm hay, thiết thực, những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kông Chro luôn đồng hành cùng chị em phụ nữ trên địa bàn trong quá trình vượt khó thoát nghèo và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Triển khai hiệu quả nhiều mô hình

Huyện Kông Chro hiện có 90 Chi hội phụ nữ làng đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của chị em phần lớn còn gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, làm thế nào để vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo là điều luôn khiến các cấp Hội từ huyện đến cơ sở trăn trở và quan tâm. Trên thực tế, đã có nhiều mô hình hay, sáng tạo lần lượt xuất hiện và bước đầu đem lại kết quả khả quan, trong đó, khởi sắc nhất là hoạt động xây dựng quỹ Hội.

Bà Trương Thị Hồng-Chủ tịch Hội LHPN huyện Kông Chro cho biết: Nhiều Chi hội cơ sở phụ nữ trên địa bàn huyện đã thực hiện gây quỹ bằng hình thức làm rẫy tập thể. Tức là, họ mượn đất của làng, thuê đất hoặc sử dụng đất nhàn rỗi của hội viên để trồng mía, mì, đậu… rồi cùng nhau bỏ công chăm sóc. Nông sản sau khi thu hoạch, một số ít được Chi hội trích cho chị em, còn lại góp vào quỹ. Số tiền này dùng để mua con giống hỗ trợ cho hội viên, phụ nữ nghèo; đồng thời tổ chức các chuyến tham quan, du lịch nhân các dịp lễ, Tết để khích lệ, động viên tinh thần cho hội viên.

Hình thức làm rẫy tập thể được nhiều tổ chức cơ sở Hội áp dụng để gây quỹ. Ảnh: Hồng Thi
Hình thức làm rẫy tập thể được nhiều tổ chức cơ sở Hội áp dụng để gây quỹ. Ảnh: Hồng Thi

Điển hình trong cách làm sáng tạo này phải kể đến Chi hội phụ nữ làng Nhang Lớn (xã Đak Kơ Ning). Chị Đinh Thị Phơr-Chủ tịch Hội LHPN xã Đak Kơ Ning, phấn khởi khoe: “Chi hội làng Nhang Lớn hiện có 5 rẫy tập thể với diện tích 5,2 ha, chủ yếu trồng mì, bắp, đậu xanh, lúa. Từ hoạt động làm rẫy tập thể và làm thuê lấy tiền công, năm nay, Chi hội đã xây dựng được 70 triệu đồng tiền quỹ Hội, mua được 3 con bò và 2 con dê để hỗ trợ chị em khó khăn. Ngoài ra, Chi hội còn duy trì 1 Kho thóc tình thương tập thể, sẵn sàng giúp hội viên, phụ nữ lúc gặp hoạn nạn, rủi ro. Đây được coi là Chi hội gây quỹ tiêu biểu so với các Chi hội khác của xã nói riêng và toàn huyện nói chung”.

Song song với xây dựng quỹ, từ đầu năm đến nay, Hội LHPN huyện cũng triển khai hiệu quả nhiều mô hình, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho hội viên phụ nữ trên địa bàn. Chẳng hạn như: thành lập Tổ liên kết “Trồng và chăm sóc cây chanh dây quả tím” gồm 10 thành viên tại thôn Hòa Bình (xã Yang Nam) với kinh phí 130 triệu đồng; xây dựng mô hình “Nuôi dê, cải tạo vườn tạp” cho 1 hộ người dân tộc thiểu số ở làng Rơng (xã Yang Nam) với kinh phí 10 triệu đồng; ra mắt Câu lạc bộ (CLB) “Tương thân tương ái” tại xã Đak Tpang, CLB “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng” tại làng Groi (xã Đak Tpang) và làng Châu (xã Chư Krey); đẩy mạnh phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”; tiếp tục thực hiện tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng… Ngoài ra, các cấp Hội còn duy trì 42 “Hũ gạo tiết kiệm” với tổng số gạo vận động được trong 9 tháng qua là hơn 820 kg.

Tín chấp cho hội viên vay vốn

Cũng theo bà Hồng, nhằm “tiếp sức” cho hội viên phụ nữ, nhất là hội viên dân tộc thiểu số nghèo, thời gian qua, Hội LHPN huyện Kông Chro luôn phát huy trách nhiệm của mình trong việc ủy thác vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho hội viên thông qua hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và Vay vốn. Theo đó, tỷ lệ dư nợ của Hội quản lý tính đến ngày 30-9 là 68,397 tỷ đồng/2.570 hộ/69 Tổ thuộc 13/14 cơ sở Hội.

Đời sống phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đang dần được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Ảnh: Hồng Thi
Đời sống phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đang dần được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Ảnh: Hồng Thi

Để nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn được ủy thác, ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện đã chỉ đạo Hội LHPN các xã, thị trấn thực hiện đúng quy trình ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; chú trọng công tác bình xét cho vay vốn đúng đối tượng, công khai dân chủ, đảm bảo quy trình. Không những thế, Huyện Hội còn luôn chú trọng lồng ghép đồng bộ nhiều giải pháp để giúp những hội viên vay vốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, như: phối hợp với Trường dạy nghề thị xã An Khê mở 2 lớp dệt thổ cẩm và trồng trọt cho 69 hội viên; phối hợp cùng Ban Quản lý dự án giảm nghèo huyện tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi dê, trồng bắp và chanh dây cho 30 hội viên…

Huyện Kông Chro có 14 Hội LHPN xã, thị trấn trực thuộc Hội LHPN huyện với 112 Chi hội phụ nữ thôn, làng. Tính đến tháng 6-2017, tổng số hội viên phụ nữ là 7.165 hội viên/10.486 phụ nữ toàn huyện (chiếm 68,32%).

“Qua kiểm tra và đánh giá hiệu quả vốn vay hàng năm, các chị em được vay vốn đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống gia đình. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là trình độ nhận thức của nhiều chị em người dân tộc thiểu số còn hạn chế nên khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất và chăn nuôi chưa được tốt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả triển khai các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế”-bà Hồng cho hay.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.