Phú Thiện: Vì sao dịch sốt xuất huyết kéo dài?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù Sở Y tế và Bộ Y tế đã vào cuộc cùng với Trung tâm Y tế Phú Thiện triển khai các biện pháp phòng-chống nhưng tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn kéo dài trên toàn huyện. Đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn huyện đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Có mặt tại Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện vào chiều 21-8, chúng tôi ghi nhận vẫn còn 2 bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại đây. Bác sĩ Phạm Chí Quang-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, cho hay: “Đầu giờ chiều nay, chúng tôi vừa cho ra viện 5 bệnh nhân sốt xuất huyết đã chữa khỏi; 2 bệnh nhân là Hiao Gai (SN 1972) và Rơ Lan H’Nham (SN 1981, cùng ở thị trấn Phú Thiện) vẫn đang tiếp tục được điều trị. Bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện rải đều từ đầu năm đến nay và tăng cao từ tháng 6”.

 

Bệnh nhân sốt xuất huyết nằm điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện. Ảnh: Đ.P
Bệnh nhân sốt xuất huyết nằm điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện. Ảnh: Đ.P

Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết gia tăng, Huyện ủy, UBND huyện Phú Thiện đã có công văn chỉ đạo các xã, thị trấn phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy, phòng-chống muỗi đốt truyền bệnh sốt xuất huyết. Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh vào cuộc cùng với Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện, Ban Y tế Dự phòng huyện tiến hành điều tra dịch tễ, bắt muỗi giám sát ổ bệnh và phun hóa chất diệt muỗi. Qua điều tra, mật độ muỗi trong nhà dân rất cao. Ở thôn Glung A (thị trấn Phú Thiện), 33,3% nhà dân có muỗi, 40% nhà có lăng quăng, 12,24% số dụng cụ chứa nước có lăng quăng muỗi Aedes gây sốt xuất huyết Dengue.

Tại thị trấn Phú Thiện, địa bàn có số bệnh nhân sốt xuất huyết cao nhất huyện, chị Trần Thị Hà-cán bộ phụ trách chương trình sốt xuất huyết của Trạm Y tế thị trấn cho hay, bệnh xảy ra tại 9/21 tổ dân phố. Bệnh kéo dài dai dẳng từ đầu năm 2017 đến nay là do ý thức người dân rất chủ quan, coi thường dịch bệnh. Tại tổ dân phố 8, 17, 18, 19 và 20, người dân có thói quen trữ nước mưa trong thùng để phục vụ sinh hoạt và sử dụng tưới rau nên tạo các ổ lăng quăng, duy trì mầm bệnh kéo dài. Nhiều hộ dân khi cán bộ y tế đến nhà phun thuốc đã đóng cửa không hợp tác khiến mầm bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng. Cũng theo chị Hà, Trạm không tổ chức khám, thu dung điều trị bệnh nhân nên không có nhân viên y tế thôn làng, vì thế khó tìm ra địa chỉ của bệnh nhân. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân đến phòng mạch tư mua thuốc điều trị mà không đến bệnh viện nên Trạm không thống kê hết số người mắc bệnh sốt xuất huyết.

Trong ngày 20-8, chúng tôi theo cán bộ của Trạm Y tế thị trấn Phú Thiện đi kiểm tra thực tế tại tổ 20-địa bàn “nóng” nhất huyện về tình hình sốt xuất huyết. Tổ có 200 hộ với 1.046 khẩu dân tộc Jrai, các gia đình ở sát nhau. Ông Hiao Gai-người dân trong tổ vẫn đang nằm viện điều trị sốt xuất huyết. Gần nhà ông Gai, gia đình bà Kpă Mư cũng có 3 người bị sốt xuất huyết vừa được xuất viện trở về nhà vào  chiều 20-8. Theo quan sát, trong tổ không có hệ thống cống rãnh thoát nước nên nước mưa, nước sinh hoạt từ nhà này chảy tràn sang nhà khác; nhiều hộ tự đào hố gom nước thải sinh hoạt tạo thành ổ chứa lăng quăng, là môi trường cho muỗi sinh sản. “Người dân không thể phá bỏ các hố thu gom nước thải nên chúng tôi đã hướng dẫn bà con bỏ muối hoặc dầu nhớt xuống các hố này để diệt lăng quăng, nhưng chỉ được một thời gian ngắn. Khi mưa xuống, họ lại quên khiến muỗi sinh sản trở lại”-chị Trần Thị Hà nói.

 

Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện, tính đến ngày 21-8, đã có 264 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện điều trị, đứng thứ 2 toàn tỉnh (sau TP. Pleiku). Bệnh sốt xuất huyết ở Phú Thiện tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2016; chưa có trường hợp tử vong. Trong 10 ngày gần đây có 15 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện điều trị. Bệnh xảy ra ở cả 10 xã, thị trấn. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Phú Thiện với 106 ca, chiếm 40,5% tổng số bệnh nhân toàn huyện. Số bệnh nhân còn lại nằm ở các xã: Ia Ake 79 ca, Ia Peng 37 ca, Ayun Hạ 18 ca, Chrôh Pơnan 5 ca, Ia Sol 9 ca, Ia Yeng 2 ca, Chư A Thai  6 ca, Ia Piar 1 ca, Ia Hiao 1 ca.

Theo bác sĩ Phạm Chí Quang, nguyên nhân chính khiến sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng và kéo dài là do điều kiện thời tiết ở Phú Thiện năm nay mưa nhiều, xen kẽ nắng nóng là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi truyền bệnh. Việc thi công đường cống thoát nước dọc quốc lộ 25 kéo dài khiến nước đọng dọc 2 bên đường và nhiều khu dân cư cũng là môi trường cho muỗi sinh sôi. Nhiều hộ dân có thói quen trữ nước mưa trong nhà để sử dụng cũng khiến cho muỗi bùng phát gây bệnh. Cùng với đó, ý thức của đại đa số người dân trên địa bàn về công tác phòng-chống bệnh sốt xuất huyết còn hết sức chủ quan, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, nên công tác vệ sinh môi trường, phòng-chống dịch bệnh chưa được thực hiện hiệu quả. Chính quyền một số xã, thị trấn và một số ban, ngành chưa chú trọng đúng mức đến việc phòng-chống dịch bệnh…

Bên cạnh đó, theo bác sĩ Quang, còn một số ít hộ dân không hợp tác khi cán bộ y tế đến phun thuốc diệt muỗi. Thậm chí có hộ dân mua bán lốp ô tô, trong nhà để nhiều lốp ô tô có chứa nước, có lăng quăng, lại có con bị sốt xuất huyết đến 2 lần phải cấp cứu nhưng vẫn không hợp tác khi cán bộ y tế đến nhà phun thuốc diệt muỗi… Việc này cũng gây trở ngại cho đơn vị trong quá trình phòng-chống dịch bệnh, khiến bệnh sốt xuất huyết kéo dài, khó dập tắt các ổ dịch.

Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.