Gia Lai: Chuyển biến trong đánh giá học sinh Tiểu học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không còn chồng chéo các loại sổ sách, quá trình đánh giá học sinh toàn diện và khách quan hơn… là những ưu điểm mà Thông tư 22 về đánh giá, nhận xét học sinh Tiểu học của Bộ Giáo dục-Đào tạo thể hiện qua gần 1 năm triển khai thực hiện.

Nếu như ở năm học 2015-2016, theo Thông tư 30, giáo viên chỉ đánh giá học sinh bằng 2 mức: đạt và không đạt thì sang năm học 2016-2017, mức đánh giá học lực học sinh đã rõ hơn với 3 mức gồm: hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Nhờ đó, các trường đã có nhiều thuận lợi hơn trong công tác khen thưởng. Không còn bị áp lực về số lượng học sinh giỏi, xuất sắc, theo Thông tư 22, danh hiệu không chỉ dành cho học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập, rèn luyện mà còn dành cho những học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ ở một môn học, một hoạt động giáo dục nào đó.

 

Học sinh Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (TP. Pleiku) nhận phần thưởng cuối năm học 2016-2017.   Ảnh: N.G
Học sinh Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (TP. Pleiku) nhận phần thưởng cuối năm học 2016-2017. Ảnh: N.G

Cầm trên tay những phần thưởng cuối năm học, em Nguyễn Thành Đạt (lớp 5/7, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, TP. Pleiku) hào hứng nói: “Tổng kết năm học này, em và các bạn được nhận rất nhiều giấy khen xuất sắc tất cả các môn hoặc tiến bộ vượt bậc ở một môn học, rồi giấy khen Cháu ngoan Bác Hồ. Trong quá trình học tập, cô giáo luôn quan tâm, ủng hộ những ý tưởng mới lạ và giúp chúng em hoàn thành tốt các môn học”. 

Còn cô Lê Thị Thu Thủy (giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, TP. Pleiku) bày tỏ: “Tôi thấy Thông tư 22 có rất nhiều thay đổi, như về đánh giá khen thưởng cuối năm cho học sinh có 2 mức độ là hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện. Những em không đạt danh hiệu này thì cũng được khen thưởng hoàn thành xuất sắc vượt bậc một môn học nào đó như Toán, Tiếng Việt, năng lực phẩm chất... Việc đánh giá này giúp học sinh thấy được sự tiến bộ của mình cũng như giúp giáo viên và phụ huynh nhìn nhận, đánh giá kết quả học tập của các em tốt hơn”.

Ngoài ra, thay vì hàng loạt sổ sách với quy định nhận xét thường xuyên cho tất cả học sinh theo Thông tư 30, hiện gánh nặng này của giáo viên đã được giảm tải, nhất là với những giáo viên bộ môn như Mỹ thuật, Âm nhạc... “Từ khi Thông tư 22 ra đời, việc đánh giá học sinh giảm áp lực hơn nhiều, nhất là về hồ sơ sổ sách. Theo Thông tư 30  thì các giáo viên bộ môn phải đánh giá học sinh trong sổ theo dõi hàng tháng nhưng theo Thông tư 22 thì đánh giá học sinh trong từng tiết học. Tôi đơn cử như giáo viên Âm nhạc mỗi tuần 23 tiết thì các cô phải dạy 23 lớp, tức là có 23 cuốn sổ đánh giá, nhưng giờ theo Thông tư 22 thì việc đánh giá đỡ áp lực và rõ ràng, cụ thể hơn”-cô Trương Thị Thanh Phương-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (TP. Pleiku) cho biết.

Ở góc độ quản lý, đa số lãnh đạo các trường Tiểu học đều cho rằng, Thông tư 22 có nhiều điểm tích cực trong quá trình thực hiện. “Thông tư 22 có nhiều ưu điểm vì việc đánh giá học sinh thường xuyên giúp nhà trường nắm được tình hình học tập của các em để có những điều chỉnh kịp thời trong năm học, chứ không phải chờ cuối tháng hay cuối học kỳ mới nắm bắt được. Việc đánh giá học sinh qua lời nói, nhận xét trong vở như hiện nay cũng giúp phụ huynh nắm rõ được con em học tập như thế nào để phối hợp với nhà trường giúp các em học tập tốt hơn”-thầy Trương Tiến Sỹ-Hiệu trường Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (TP. Pleiku) đánh giá. Về phía phụ huynh, nhiều người cảm thấy hài lòng khi con em mình được nhà trường nhìn nhận những tiến bộ ở từng môn học hay sự năng nổ trong các phong trào giáo dục bằng những phần thưởng xứng đáng.

Như vậy, kết thúc năm học 2016-2017, Thông tư 22 được đánh giá có nhiều điểm tích cực, khắc phục được những bất cập của Thông tư 30. Tuy nhiên, để việc đánh giá học sinh Tiểu học đạt kết quả theo tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục-Đào tạo, rất cần sự nhiệt tình, tâm huyết, sự quan tâm sâu sát của giáo viên trong suốt quá trình học tập của từng học sinh để các em tiến bộ và phát huy được sở trường cá nhân.

Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.