Chuyện những người quản trang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với những người quản trang ở nghĩa trang liệt sĩ thì công việc hàng ngày của họ không chỉ là mưu sinh mà còn là trách nhiệm với những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.

Chúng tôi có mặt tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Sê vào một ngày đầu tháng 6. Nghĩa trang này là nơi an nghỉ của 383 liệt sĩ ở nhiều vùng miền. Ông Đoàn Văn Tiến-người chăm lo phần mộ liệt sĩ ở nghĩa trang, chia sẻ: “Hàng ngày, công việc của tôi là chăm sóc, hương khói các phần mộ, giữ gìn cảnh quan chung và giúp thân nhân di chuyển hài cốt liệt sĩ về quê. Còn khi có đoàn khách đến viếng, tôi kiêm thêm cả công việc tiếp đón, phục vụ”.

 

Ông Đoàn Văn Tiến-quản trang Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Sê. Ảnh: Đ.Y
Ông Đoàn Văn Tiến-quản trang Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Chư Sê. Ảnh: Đ.Y

Ông Tiến cho hay, ông gắn bó với công việc quản trang từ đầu năm 2002. Từng ấy thời gian gắn bó với công việc quét lá, nhổ cỏ, lau phần mộ, trồng hoa và thắp hương cho những anh hùng đã hy sinh vì Tổ quốc, ông Tiến có rất nhiều kỷ niệm. Vui nhất là đầu năm 2017, Nghĩa trang được tôn tạo nâng cấp rất khang trang, có thân nhân liệt sĩ khi đến thăm mộ, định di chuyển hài cốt liệt sĩ về quê nhưng rồi xin để ở lại. Ông Tiến tâm sự: “Vốn là một người lính, từng chứng kiến cảnh đồng đội hy sinh nên tôi nguyện làm bạn với các bác, các anh cho đến cuối đời”.

Gắn bó 10 năm với công việc chăm sóc các phần mộ ở Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, ông Phạm Hiến đã chứng kiến hàng ngàn lượt người từ khắp các tỉnh thành đến đây với hy vọng tìm được mộ người thân nhưng rồi lại lặng lẽ ra về. “Thấy cảnh nhiều đoàn lặn lội từ Lào Cai, Yên Bái vào đây tìm mộ liệt sĩ mà thương. Đa phần họ đi tìm mộ theo linh tính hoặc nghe qua người này, người kia chỉ dẫn nên hy vọng tìm được mộ là rất mong manh”-ông Hiến tâm sự.

Ở Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh còn có bà Nguyễn Thị Nam đã 12 năm gắn bó với công việc quét dọn và chăm sóc giấc ngủ cho các anh hùng liệt sĩ. Bà Nam kể: “Tôi sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nên hiểu rõ nỗi đau mất mát của các gia đình có người thân hy sinh. Vì thế, tôi tình nguyện xin về đây quét dọn, chăm sóc phần mộ những người đã hy sinh cho quê hương, đất nước”.

Tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, chúng tôi gặp ông Phạm Hồng Phi (ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đang viếng phần mộ anh trai là liệt sĩ Phạm Cương Quyết. Ông Phi xúc động: “Anh trai tôi hy sinh đầu năm 1974 tại mặt trận Tây Nguyên và được quy tập về đây. Đến hôm nay, tôi mới thu xếp được công việc gia đình vào thăm viếng. Thấy anh được an nghỉ ở nghĩa trang liệt sĩ khang trang, quy mô thế này, phần mộ lại được chăm sóc chu đáo,  tôi vô cùng biết ơn”.

...Ông Tiến, ông Hiến và bà Nam là 3 trong số 15 quản trang đang làm việc tại 13 nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh, chăm sóc khoảng 10.000 phần mộ của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế. Hàng ngày, họ vẫn luôn cần mẫn với công việc, nguyện làm người canh giấc cho các anh hùng liệt sĩ đã quên mình vì quê hương, đất nước.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.