Cần được công nhận là di tích lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vào một ngày Rằm, tôi cùng ông Trần Văn Thu (một cựu tù Phú Quốc) đến Bia tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh tại Trại giam tù binh Pleiku (trại do chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập từ 1966-1972 trên một đồi đất đỏ-nay là đường Yết Kiêu, tổ 10, phường Thống Nhất) thắp hương cho các liệt sĩ nơi đây.

Chuyện trò mới biết, vợ chồng ông Thu và những đồng đội từng bị tù đày vào ngày Rằm và mùng Một hàng tháng vẫn thường đến đây thắp hương mong thêm ấm áp cho hương hồn các liệt sĩ. Thì ra ông Thu đến đây thắp hương từ khi chưa dựng bia, cái ngày mà có người còn tưởng ông là “mê tín, dị đoan”... Ông là một trong những người tích cực cùng Ban Liên lạc Tù chính trị tỉnh vận động kiến nghị với Đảng bộ và chính quyền tỉnh xây dựng Bia tưởng niệm như hôm nay.

 

Ảnh: Quốc Ninh
Ảnh: Quốc Ninh

Tôi là người từng chứng kiến các đợt khai quật, di dời hài cốt liệt sĩ tại nghĩa địa chôn những tù binh của Trại giam tù binh Pleiku, lần thứ nhất là năm cuối thế kỷ trước và lần 2 là năm 2005, nên phần nào chia sẻ được tâm nguyện của vợ chồng ông Thu và những người bạn tù còn sống. Chứng kiến Đội 343 (nay là Đội K52) của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khai quật, cất bốc những hài cốt năm ấy, chúng tôi đã không cầm được nước mắt, bởi tận thấy những xương cốt không còn lành lặn, những xương đầu, xương bánh chè… bị những đinh 10 đóng xuyên qua, có những xương đầu còn lủng lẳng đến 2 cái đinh. Tôi cũng rất nhớ về lần phát hiện nhiều hài cốt của bộ đội ta khi đào hố, san đường ở khu vực xung quanh nền xưa của cái trại ác quỷ ấy. Đó là năm 2005, Đội 343 tiếp tục khai quật và tìm thêm được hàng chục hài cốt chôn chung, nằm ngổn ngang còn nguyên giày dép, có cả bi đông khắc hình cầu Thê Húc… Qua 2 lần khai quật, đội đã quy tập được 240 bộ hài cốt liệt sĩ bị giết hại tại cái “địa ngục trần gian” này.

Là một cựu chiến binh, tôi mường tượng khi bọn cai ngục tra tấn, đọa đày, giết hại những tù binh bị giam giữ; mường tượng cái chết đau đớn mà những tù binh năm nào đã chịu đựng. Và cũng hình dung được ý chí kiên cường của những chiến sĩ Quân Giải phóng, dù trong tù ngục vẫn thành lập được chi bộ Đảng, chi đoàn, vẫn quyết chiến. Nhưng hôm nay đến thắp hương cho các anh mà lòng tôi sao cứ canh cánh, cứ đè nặng nơi lồng ngực của mình.

Ở đây đã dựng được một tấm bia nhưng như vậy đã xứng tầm chưa với một di tích lịch sử, nơi địch từng giam giữ có lúc lên đến 4.000 người và có 240 tù binh bị giết dã man. Đây rất xứng đáng là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng. Khi được hỏi, ông Trần Minh Sơn-Chủ tịch Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh đã bức xúc: “Một di tích lịch sử có tầm lớn lao của cả vùng Bắc Tây Nguyên như thế mà đến nay vẫn chưa có bằng công nhận là di tích lịch sử dù ở cấp nào thì thật là có lỗi với tiền nhân”. Đúng vậy, không chỉ có lỗi với tiền nhân mà còn có lỗi với hậu thế. Sẽ không bao giờ là muộn, bởi vậy, đề nghị lãnh đạo tỉnh, cũng như Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cần có công trình khoa học để Bia tưởng niệm các liệt sĩ tại Trại giam tù binh Pleiku được công nhận di sản lịch sử càng sớm càng tốt.

Quốc Ninh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.