Điểm sáng về giáo dục học sinh dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số được Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Sơn Lang (huyện Kbang) áp dụng vài năm trở lại đây đã đạt được những kết quả nhất định. Theo đó, khoảng cách trình độ giữa học sinh dân tộc Kinh và dân tộc Bahnar ở đây đang từng ngày được rút ngắn.

Nhiều giải pháp hay

Theo cô Nguyễn Thị Phượng-Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Sơn Lang thì một trong những giải pháp tiên quyết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số là tổ chức cho các em học bán trú tại trường. “Trước đây, công tác duy trì sĩ số cũng như nâng cao chất lượng học sinh ở 2 điểm trường làng gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng chung của nhà trường. 2 năm nay, nhà trường được tổ chức dạy và học theo mô hình bán trú, chúng tôi đưa hơn 100 học sinh ở 2 điểm làng Srắt và Đak Asê về điểm trường chính học tập, sinh hoạt với sự đồng thuận của 100% phụ huynh. Chỉ sau một thời gian ngắn, ý thức học tập của học sinh người Bahnar thay đổi rõ rệt”-cô Phượng cho biết.

 

  Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Sơn Lang quan tâm đặc biệt tới học sinh người Bahnar. Ảnh: N.G
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Sơn Lang quan tâm đặc biệt tới học sinh người Bahnar. Ảnh: N.G

Sau khi đưa số học sinh người Bahnar về học bán trú, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Sơn Lang tiến hành nhiều giải pháp cụ thể kèm cặp, giúp các em không bị hổng kiến thức và thêm yêu thích học tập. Đối với học sinh lớp 1, nhà trường phân công những giáo viên vững chuyên môn phụ trách và phải đặc biệt quan tâm tới số học sinh dân tộc Bahnar trong lớp. Số giáo viên này có trách nhiệm giúp đỡ 100% học sinh Bahnar biết đọc, biết viết sau khi hoàn thành chương trình lớp 1 để tạo nền tảng cho chương trình giáo dục cao hơn. Ngoài giờ học chính khóa, nhà trường còn tăng cường dạy phụ đạo trái buổi cho học sinh, tổ chức kèm học sinh vào buổi tối. Ngoài ra, đều đặn mỗi tuần, Ban Giám hiệu nhà trường, các cô giáo tổ chức giao lưu trò chuyện với các em 2 buổi tối và tổ chức dạy khiêu vũ 2 buổi để giúp các em mến cô, yêu trường từ đó yêu thích học tập.

Trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở đây không thể không kể đến công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua đọc truyện tranh. Những buổi đọc truyện tranh không chỉ giúp các em thích thú khi được khám phá thế giới xung quanh mà qua đó, các em còn được bồi dưỡng vốn tiếng Việt. Ngoài ra, hàng tháng, nhà trường tổ chức cho các em tham gia thi kể chuyện theo tranh và đã có rất nhiều học sinh Bahnar đạt giải. Trong giờ ra chơi, thư viện ngoài trời của trường luôn chật kín học sinh Bahnar ngồi say sưa đọc truyện tranh đã chứng minh rằng giải pháp này đang phát huy hiệu quả rất tốt.

“Quả ngọt”

Kết thúc học kỳ I, năm học 2016-2017, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Sơn Lang có 156/160 học sinh Bahnar hoàn thành chương trình học. Tại lớp 5B với 100% học sinh Bahnar, tôi ngạc nhiên khi các em đều đọc thông, viết thạo, lễ phép. Đặc biệt hơn, hầu hết các em có chữ viết rất đẹp, trình bày trang vở rất sạch sẽ. “Đạt được kết quả như ngày hôm nay là bởi nhà trường đã phân công cho những giáo viên viết chữ đẹp luyện chữ cho các em trong các buổi học phụ đạo. Nhờ học tập nghiêm túc nên các em tiếp thu tốt, tiến bộ rất nhanh. Phải nói rằng, chữ viết của học sinh Bahnar trong trường chính là niềm tự hào của chúng tôi”- cô Phương cho biết thêm.

Trong vài năm trở lại đây, chất lượng học sinh của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Sơn Lang nói chung, học sinh dân tộc Bahnar nói riêng đã được các cấp lãnh đạo cũng như đơn vị tiếp nhận học sinh ở bậc cao hơn công nhận. Thầy Nguyễn Tri Phương-Phó Hiệu trưởng Trường THCS Sơn Lang nói: “Những năm gần đây, trường chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế chất lượng học sinh cuối cấp của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Sơn Lang trước khi kết thúc năm học thông qua những bài kiểm tra và đối đáp trực tiếp. Chúng tôi nhận thấy, chất lượng học sinh lớp 5 ở đây ngày càng được nâng lên, đặc biệt là học sinh Bahnar. Các em đã được trang bị một nền tảng kiến thức vững chắc nên sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới, cao hơn ở bậc THCS. Ngoài ra, khi Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Sơn Lang tổ chức dạy học bán trú sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi dễ dàng trong việc tiếp tục nuôi dạy các em theo hình thức này”.

Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.