Tiếng kẻng vùng biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi mặt trời khuất dần sau những ngọn núi, khói lam chiều tỏa xuống những nóc nhà nơi biên giới Ia Chía (huyện Ia Grai) cũng là lúc tiếng kẻng vang lên. Đã nhiều năm nay, tiếng kẻng ấy khơi dậy phong trào hiếu học và bảo vệ an ninh trên vùng biên giới này.

Từ chuyện học

Dẫn chúng tôi đi thăm các làng trong xã, Thượng úy Phan Văn Hùng-Đội trưởng Đội Công tác địa bàn Đồn Biên phòng Ia Chía giải thích: Trước đây, mỗi làng đều có một cái kẻng để tiện cho việc họp dân. Những năm gần đây, lãnh đạo Đồn Biên phòng Ia Chía phối hợp với chính quyền xã xây dựng mô hình tiếng kẻng hiếu học và tiếng kẻng an ninh.

 

   Bộ đội Biên phòng hướng dẫn người dân về những hiệu lệnh khi đánh kẻng. Ảnh: V.H
Bộ đội Biên phòng hướng dẫn người dân về những hiệu lệnh khi đánh kẻng. Ảnh: V.H

Ở xã Ia Chía, hôm nào cũng vậy, cứ đúng 19 giờ 30 phút thì tiếng kẻng lại vang lên. Khi ấy, các bậc phụ huynh đều tắt hoặc vặn nhỏ âm thanh ti vi để con em mình học bài. Và, như đã thành thói quen, hễ nghe hiệu lệnh này là các em học sinh ngồi ngay ngắn vào bàn học.

Cùng chúng tôi đi một vòng quanh làng Beng, già làng Rơ Mah Binh chia sẻ: “Nếu ai nghe kẻng mà không tạo điều kiện để con em học bài thì sẽ bị làng nhắc nhở. Chính nhờ phong trào tiếng kẻng ấy mà lũ học sinh làng mình yêu cái chữ hơn, không còn bỏ trường, bỏ lớp nữa”. Thầy Nguyễn Quang Tưởng-Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong cũng cho biết: “Nhờ tiếng kẻng khuyến học ở đây mà các em học sinh của trường có những tiến bộ nhất định, chăm chỉ hơn, chịu khó học bài. Đây chính là động lực để giúp thầy-cô giáo trong trường phấn đấu dạy tốt”.

Đến công tác bảo vệ an ninh biên giới

Để tiếng kẻng nơi vùng biên giới phát huy hiệu quả, chính quyền và người dân nơi đây cũng quy định về hiệu lệnh của nó. Nếu kẻng vang lên 3 tiếng liền nhau liên hồi là kẻng báo động; nếu kẻng vang lên đều đặn vào lúc 19 giờ 30 phút là tiếng kẻng khuyến học. Sau tiếng kẻng khuyến học thì đúng 22 giờ những âm thanh ấy vang lên, người dân hiểu đây là tiếng kẻng an ninh, tất cả kiểm tra cổng ngõ, đóng cửa để đảm bảo an toàn tài sản của mình.

Rời làng Beng, chúng tôi theo chân các chiến sĩ Biên phòng sang làng Nú 2. Bên bếp lửa hồng, già làng Ksor Zú chậm rãi kể: “Cuối tháng 5-2016, dân làng phát hiện có người lạ cạy cửa lán bảo vệ của Đội 15 (Công ty TNHH một thành viên Cao su 74) để trộm cắp tài sản. Thế là tiếng kẻng vang lên, người dân tập trung chặn các con đường, kẻ xấu đành bỏ lại xe máy chạy vào rừng cao su. Dân làng báo tin cho chính quyền và cán bộ Biên phòng đến giải quyết. Sau này, kẻ cạy cửa trộm tài sản được xác định là Ksor Toái ở làng Nú 1”.

Câu chuyện của chúng tôi đang sôi nổi thì có người ghé thăm. Đó là ông Rơ Châm Chích-người góp công sức xây dựng tiếng kẻng vùng biên. Nhấp ngụm trà nóng, ông Chích cho biết: Tháng 8 vừa rồi, gia đình ông Ksor Kinh ở làng Lang mất 2 chiếc xe máy để trong rẫy. Khi phát hiện mất xe, ông Kinh điện báo về làng. Nghe tiếng kẻng, dân làng truy tìm và bắt giữ 4 thanh niên từ xã Ia Kla (huyện Đức Cơ) sang trộm xe. “Có kẻng báo động là dân tập trung ngay, dù ở trên rẫy hay ở nhà. Bà con ở đây luôn nhắc nhau phải đoàn kết để giữ vững an ninh biên giới”-ông Rơ Châm Chích khẳng định.

Vĩnh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.