Giảm nghèo bền vững: Phát huy khả năng tự lực của người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cộng đồng dân tộc thiểu số là các đối tác trong giảm nghèo, chứ không phải là người hưởng lợi một cách thụ động. Cơ chế hỗ trợ tài chính được giao trọn gói cho xã, cộng đồng và được thể chế hóa thành chính sách giảm nghèo ở cấp quốc gia.

Đây là kết quả của dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững (2011-2020) và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững 2012-2016 (PRPP)" do Bộ LĐTB&XH triển khai. Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện dự án được tổ chức ngày 22-11 tại Hà Nội.

 

Dự án PRPP được triển khai tại 8 tỉnh gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Kon Tum, Trà Vinh. Một trong những điểm nổi bật của dự án PRPP là xây dựng mô hình giảm nghèo tại các địa phương với phương châm người dân là đối tác trong giảm nghèo, chứ không phải là người hưởng lợi một cách thụ động. Họ tự lập kế hoạch, tự quyết định lựa chọn cây, con giống thích hợp với gia đình để giảm nghèo.

Tại 8 tỉnh, PRPP đã tập trung hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (CTMTQGGNBV) giai đoạn 2012-2015, thông qua hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã, thôn bản; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là người nghèo; thử nghiệm và nhân rộng các mô hình sáng tạo, mô hình trọn gói trong giảm nghèo, phát huy vai trò cộng đồng, tự lực, tự cường của người dân khi triển khai các hoạt động giảm nghèo trong CTMTQGGNBV, cũng như các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Dự án cũng đã xây dựng và lồng ghép kế hoạch giảm nghèo vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Trên cơ sở đó tổng hợp các cách làm hay, đúc rút thành các bài học kinh nghiệm nhân rộng áp dụng tại địa phương cũng như cả nước và đặc biệt cung cấp các minh chứng thực tế cho các cơ quan Trung ương nghiên cứu ban hành chính sách và xây dựng, thực hiện hiệu quả CTMTQGGNBV.

Nhiều đổi mới trong giảm nghèo bền vững

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Trọng Đàm, điểm đặc biệt là PRPP coi cộng đồng nghèo, cộng đồng dân tộc thiểu số là các đối tác trong giảm nghèo, chứ không phải là người hưởng lợi một cách thụ động.

Lần đầu tiên trong giảm nghèo, cơ chế hỗ trợ tài chính trọn gói cho xã và cộng đồng được thể chế hóa thành chiến lược và chính sách giảm nghèo ở cấp quốc gia. Các mô hình sáng tạo trong giảm nghèo, như phát huy nội lực của cộng đồng, trao quyền cho phụ nữ, mô hình tạo việc làm công cho người nghèo… được tài liệu hóa và chính thức được phê duyệt trong Khung thiết kế của CTMTQGGNBV giai đoạn 2016-2020. Xã và cộng đồng được phân bổ ngân sách trung hạn (3-5 năm) và lập kế hoạch trung hạn (3-5 năm) trong giảm nghèo (cho giai đoạn 2016-2020).

Chương trình giảm nghèo cũng chú trọng phát huy kiến thức bản địa, bảo đảm tính phù hợp của hoạt động giảm nghèo với điều kiện địa phương, với phong tục tập quán của người dân, cộng đồng các người dân tộc thiểu số, được giới thiệu, hướng dẫn và lồng ghép trong các chính sách, chiến lược giảm nghèo ở cấp quốc gia.

Một điểm đáng chú ý là vấn đề giới/phát triển phụ nữ đã được lồng ghép cụ thể và nêu rõ trong chiến lược giảm nghèo và phát triển bền vững cho các cộng đồng dân tộc thiểu số. Phụ nữ đã được ghi nhận rõ là một trong các đối tượng hưởng lợi của CTMTQGGNBV, giai đoạn 2016-2020 và lần đầu tiên, chỉ tiêu “nâng cao vị thế của phụ nữ” được đưa vào bộ chỉ tiêu về Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ gắn với Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc cho cộng đồng dân tộc thiểu số đến năm 2025.

Đây cũng là lần đầu tiên “nghèo đa chiều” được giới thiệu, hoàn thiện phương pháp luận và thể chế hóa thành phương pháp đo lường nghèo chính thức, làm cơ sở định hướng chiến lược và chính sách can thiệp cụ thể ở cấp quốc gia, với sự thống nhất cao của cả Quốc hội và Chính phủ (Quyết định 1614).

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.