Giáo dục giới tính cho trẻ: Không bao giờ là quá sớm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giáo dục giới tính cho trẻ hiện vẫn là một vấn đề mà nhiều phụ huynh xem là khá nhạy cảm và thường bỏ ngỏ trong quá trình nuôi dạy con. Tuy nhiên, trong buổi trò chuyện khá cởi mở tại Khách sạn Sê San (TP. Pleiku), Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Lan Hải cho rằng, việc giáo dục giới tính cho trẻ hết sức quan trọng và không bao giờ là quá sớm.

“Luật bàn tay” và “nguyên tắc đồ lót”

Trong buổi nói chuyện chuyên đề “Trò chuyện cùng con về giới tính” dành cho đoàn viên Công đoàn Công ty Phát triển Thủy điện Sê San, trước những băn khoăn, lo lắng, ngại ngùng của phụ huynh về việc bằng cách nào để có thể giáo dục giới tính cho con cái một cách hiệu quả, dễ dàng và thoải mái nhất, bác sĩ Nguyễn Lan Hải cho rằng, “luật bàn tay” và “nguyên tắc đồ lót” chính là câu trả lời đầy đủ nhất.

 

Một buổi ngoại khóa về giáo dục giới tính trên địa bàn tỉnh.
Một buổi ngoại khóa về giáo dục giới tính trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Theo bác sĩ Hải, “luật bàn tay” chính là bài học giới tính đầu tiên mà mỗi người làm cha, làm mẹ cần phải dạy cho con mình. Theo đó, bàn tay có năm ngón, tương ứng với năm vòng tròn thể hiện mối quan hệ, giao tiếp của trẻ với người khác. Vòng tròn trung tâm được dành cho những người ruột thịt như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột. Với những người này, trẻ được quyền hoặc cho phép vòng ôm, hôn, bế, cõng, tắm, ngủ chung… Mức độ giao tiếp giảm dần qua vòng tròn thứ hai, thứ ba, thứ tư dành cho họ hàng, thân cận, hàng xóm, đồng nghiệp bố mẹ, người lạ. Đặc biệt, vòng tròn thứ năm dành cho những đối tượng khả nghi, những người đáng ngại, trẻ xua tay, không tiếp xúc. Vòng tay-nắm tay-bắt tay-vẫy tay-xua tay chính là luật vòng tròn thể hiện mức độ giao tiếp của “luật bàn tay” mà cha mẹ cần chỉ dạy cho con ngay từ khi còn nhỏ và thường xuyên nhắc lại nhiều lần cho trẻ nhớ.

“Nguyên tắc đồ lót” là bài học thứ hai, dạy trẻ con cách nhận biết và phòng tránh bị xâm hại. Các bậc cha mẹ cần nắm rõ quy luật này để dạy cho con biết rằng, phần thân thể bên trong đồ lót là “tài sản riêng” của con, không ai có quyền sờ mó, xâm hại ngoại trừ ông bà, cha mẹ, bác sĩ, cô bảo mẫu khi tắm rửa. Và trẻ phải phản kháng, nói không, bỏ chạy nếu cảm thấy người nào đó làm cho mình khó chịu, sợ hãi. Bài học này cần nâng cấp khi trẻ lớn hơn rằng không “đụng chạm” vào vùng đồ lót của người khác dù bằng cái nhìn hoặc lời nói.

Cây tốt cho quả ngọt

Bác sĩ Hải cho rằng, việc những người chưa làm cha, làm mẹ nhưng đã có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu về việc giáo dục giới tính cho trẻ là một tín hiệu đáng mừng. Đó là sự chuẩn bị nghiêm túc, đúng đắn, kịp thời bởi giáo dục giới tính chính là giúp cho trẻ hình thành nhân cách ngay từ khi còn nhỏ. Muốn làm được điều đó, chính các bậc cha mẹ phải là người tích cóp, chuẩn bị kiến thức, kỹ năng một cách kỹ càng và phải là người làm gương vì “cây tốt” mới cho “quả ngọt”.

Lắng nghe chăm chú những chia sẻ thú vị của bác sĩ Hải, chị Huỳnh Phương Thảo (38 tuổi, TP. Pleiku) thích thú bày tỏ: “Những tình huống mà bác sĩ Hải chia sẻ hôm nay, có nhiều tình huống mình đã gặp và cảm thấy rất bối rối khi đối diện. Nhưng sau buổi trò chuyện này, mình đã biết cách phải nói chuyện với các con như thế nào về vấn đề giới tính, tình dục một cách dễ hiểu và đầy đủ”. Tương tự, chị Nguyễn Khánh Ly (29 tuổi, đường Lạc Long Quân, TP. Pleiku) cho hay: “Buổi trò chuyện thực sự là một kênh thông tin quý giá dành cho những người muốn tìm hiểu về giáo dục giới tính cho trẻ như mình”.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.