Nỗi niềm dạy thêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chuyện dạy thêm, học thêm năm nào cũng được mang ra bàn để rồi nó cứ mãi mãi là việc... đang bàn. Thời gian qua, dư luận dậy sóng khi Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo cấm dạy thêm và có một ông Hiệu trưởng mếu máo khóc trong cuộc họp vì giáo viên không được dạy thêm. Một nhóm giáo viên khác, có cả Hiệu trưởng thì... tuyên chiến: Muốn cấm dạy thêm hãy đối thoại với chúng tôi...

Dạy thêm dứt khoát là một việc bất bình thường trong thao tác dạy học. Có một thời, cũng chưa xa lắm, người ta không biết việc dạy thêm học thêm lại... quan trọng hơn dạy chính học chính thế này. Thời ấy, thời chúng tôi đi học chẳng hạn, chỉ dạy thêm trong 2 trường hợp, gọi là bồi dưỡng và miễn phí, 1 là bồi dưỡng học sinh giỏi và 2 là các bạn học yếu được tập trung học thêm, tuần vài buổi và chỉ mang tính thời vụ chứ không thường xuyên liên tục trường kỳ hết năm này tháng khác như bây giờ...

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giờ, học thêm bận rộn hơn học chính. Bố mẹ hoặc ông bà, trở thành xe ôm của con, không được chậm một phút. Tan chỗ này lại sang chỗ khác, gà gật nhai bánh mì, bánh bao, bánh các loại trên yên xe máy. Vừa xong Toán chỗ này lao ngay sang Sinh chỗ kia, rồi nhao đến Văn và về đến Ngoại ngữ... Cứ thế, không phải mình học sinh, mà cả xã hội như bận cả lên.

Nhưng thực ra không phải thế và không chỉ thế. Hàng triệu trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xa và kèm theo đấy là hàng vạn thầy-cô giáo, có được học sinh đến trường là hạnh phúc rồi, phải bỏ tiền túi mua kẹo động viên chúng đi học, chứ lấy đâu mà dạy thêm dạy nếm...

Tôi có quen một cô giáo nhà ở TP. Pleiku nhưng dạy ở một trường huyện cách nhà 20 cây số. 20 cây mà đã khác nhau lắm rồi. Ngoài chuyện tiền xăng nhiều hơn để đi dạy, không có học trò học thêm, quà cáp cũng không có, thì các cô còn tốn tiền mua... áo mưa và ủng. Nắng hay mưa thì cũng phải mặc áo mưa đi ủng. Nắng thì chống bụi mà mưa thì chống mưa và bùn. Đằng đẵng hàng chục năm với ước mơ chuyển trường ngày càng xa vời. Còn có những thầy cô dạy cách nhà hàng trăm cây, họ có gì đâu. Và điều kỳ diệu là, rồi họ cũng quen, cũng coi ngôi trường họ dạy là ngôi nhà thứ hai của mình. Tôi đã nghe nhiều thầy-cô giáo nói về ngôi trường của họ với tất cả sự yêu thương và gần gũi của họ, nói về học sinh của họ với tất cả cảm xúc và tình thương của những ông bố bà mẹ nói về con chứ không chỉ là thầy với trò...

Tôi, trong một cơn bức xúc, bèn làm một cuộc khảo sát. Và xin cóp ra đây một số ý kiến của các thầy-cô giáo, phụ huynh và những người quan tâm đến giáo dục xung quanh vấn đề dạy thêm học thêm hiện nay:

“Nói đâu xa, ở Gia Lai có vị dạy thêm phải tuyển đầu vào, giỏi mới nhận, lúc đầu không tin nhưng tìm hiểu thì có thật. Nghe xong chán hẳn, tưởng thi tuyển giỏi không nhận chỉ nhận các cháu yếu kém để nâng cao kiến thức cho các cháu. Dạy kiểu này tôi làm cũng được”... (Lê Dũng-kỹ sư thủy điện).



“Trường của cháu thuộc Phòng Giáo dục-Đào tạo thành phố, cách trung tâm có 8 km mà 20-11 đến hoa còn chả có nữa là... Sống chỉ đúng bằng lương. Vậy nhưng thấy cuộc sống vẫn tươi đẹp dù tiền hơi ít” (Nguyễn Thu Hương-giáo viên Pleiku).

“Nhà trường nên mở thêm lớp học nhảy hoặc học nhạc..., hay học bộ môn thể thao nào đó... Nếu phụ huynh nào không đón con vào lúc tan trường được thì đăng ký vào học. Thế là giải quyết được vấn đề. Còn bảo là không sống được với lương thì có phần không thuyết phục. Nhìn mấy đứa nhỏ mới học cấp I thôi mà đi học thêm đủ các kiểu... không có thời gian vui chơi cũng không có thời gian tự nghiên cứu bài rồi cũng chẳng giúp đỡ được gì cho bố mẹ, lâu dần chúng coi việc ba mẹ phục vụ mình  là chuyện hiển nhiên... Còn giáo viên thì về đến nhà là bận dạy thêm thì thời gian đâu mà nghiên cứu bài rồi tự học bồi dưỡng thêm kiến thức chứ... rồi sức khỏe đâu mà lên lớp dạy cho “hết sức mình”... (Mai Uyên-giáo viên Pleiku).

“Bản thân tôi cũng là giáo viên, xét thấy việc dạy thêm là tất yếu. Thứ nhất, học sinh bây giờ rất lười học, tính tự giác không cao. Thứ hai, chương trình học quá nặng ở tất cả các cấp học. Thứ ba, học một thi mười. Thứ tư, năng lực giáo viên chưa đồng đều nên học sinh tìm thầy cô giỏi hơn để học là tất yếu. Và chung quy lại đừng đổ vì tiền mà giáo viên đi dạy thêm. Một giáo viên không có chuyên môn tốt đố bói được học sinh đến học. Dạy thêm cũng là quá trình trau dồi chuyên môn...”. (Mai Phương-giáo viên TP. Thanh Hóa).

“Tôi ủng hộ dạy thêm và dạy thật tốt” (Thế Bảo-giáo sư âm nhạc).

Còn rất nhiều ý kiến gửi đến khi trả lời câu hỏi của tôi nhưng “đất” có hạn, chỉ xin trích đại diện một số ý kiến. Và tôi, với tư cách từng đi học (không phải học thêm), từng có con đi học (học thêm những môn chính) và cũng từng đi phụ đạo, bồi dưỡng, tôi mong mỏi, lúc nào đó, ngành Giáo dục-Đào tạo trở lại... ngày xưa, trong sáng tình thầy trò và đàng hoàng tư thế nhà giáo, để cháu tôi sắp tới không phải vào học trường quốc tế, tiền rất cao nhưng không phải... học thêm...

Văn Công Hùng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.