Nghề "thợ đụng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vừa giống người giúp việc nhà, vừa giống nhân viên nhà sạch, lại vừa giống quản gia… nên người trong cuộc gọi đó là nghề “thợ đụng”. Tiếng là “thợ đụng” nhưng những người làm nghề này cũng “chạy show” không hết việc.

Mờ sáng, chị Nguyễn Thị Thanh Sương (28 tuổi, ở 27/17 Tuệ Tĩnh, TP. Pleiku) đã ra khỏi nhà để bắt đầu một ngày làm việc mới. Chị phụ bán cho một quán phở từ 5 giờ đến 10 giờ sáng. Xong việc ở quán phở, chị Sương lại vội vàng chạy tới một quán cà phê để rửa ly tách. Đúng 12 giờ trưa, chị mới trở về nhà ăn vội bữa trưa rồi tiếp tục giúp việc nhà cho 2 gia đình khác vào buổi chiều. Công việc buổi chiều của chị gần giống với việc của nhân viên nhà sạch, chỉ khác là chị nhận lương tháng chứ không nhận theo giờ. Buổi tối, nếu có thêm hàng dép, chị lại tranh thủ nhận may để kiếm thêm thu nhập.

 

Nghề “thợ đụng” mang lại thu nhập khá cao.  Ảnh: K.N.B
Nghề “thợ đụng” mang lại thu nhập khá cao. Ảnh: K.N.B

Mặc dù có con nhỏ mới 3 tuổi, lại bận tối mắt với việc mưu sinh nhưng chị Sương vẫn thu xếp ổn thỏa việc nhà vào những khoảng thời gian “nghỉ giữa ca”. Chị chia sẻ: “Công việc của tôi gói gọn trong hai từ bận rộn. Nhưng là phụ nữ tôi vẫn phải chu toàn việc nhà. Vào những khoảng thời gian nghỉ giữa hai chỗ làm, tôi tranh thủ cơm nước sẵn sàng ở nhà, đưa hoặc đón con đi học. Công việc không áp lực nhưng cực kỳ vất vả, bù lại thu nhập cũng khá vì ăn lương 4-5 chỗ”.

Làm công việc tương tự như chị Sương nhưng chị Trần Thị Thới (27 tuổi, ở hẻm Lý Thái Tổ, TP. Pleiku) chỉ nhận giúp việc nhà cho 3 gia đình. Nói là giúp việc nhà nhưng công việc không giống nhau mà tùy vào yêu cầu của gia chủ. Có gia đình chỉ yêu cầu chị đến lau nhà, sắp xếp gọn gàng đồ đạc. Gia đình khác lại yêu cầu chị hàng ngày đến nấu ăn cho 2 ông bà già đã ngoài 70 tuổi hai bữa trưa và chiều. Gia đình còn lại yêu cầu nhiều việc hơn, như vừa lau nhà, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, vừa kiêm luôn việc đưa đón con họ đi học. Tùy vào mức độ vất vả của công việc, chủ nhà trả mức lương phù hợp. Chị Thới cho biết: “Ưu điểm của làm công việc này là tôi có thể chủ động được thời gian, sắp xếp làm việc gì trước, việc gì sau miễn là hoàn thành tốt công việc để nhận đồng lương xứng đáng. Hơn nữa, giúp việc cho nhiều gia đình có cái lợi là biết thêm một số bí quyết để làm bà nội trợ giỏi, nhờ vậy mà giờ rất “nhạy” với việc nhà, nhìn qua là biết cần làm gì trước, việc gì sau”.

Có thâm niên hơn 10 năm làm công việc mà các chị gọi vui là “thợ đụng” này, chị Lê Thị Tuyết (45 tuổi, ở 14 Lê Thị Hồng Gấm, TP. Pleiku) cho biết: “Sự trung thực, sạch sẽ, cẩn thận là những tố chất hàng đầu để gắn bó lâu dài với công việc. Hơn nữa, cần coi trọng trách nhiệm nghề nghiệp bởi đa số các gia đình cần thuê người làm việc theo hình thức này thường là công chức nhà nước làm việc giờ hành chính, hầu như đến nhà làm việc rất hiếm gặp chủ. Nhưng không vì thế mà mình làm qua loa, đại khái được”-chị Tuyết nói. Hiện tại, chị đang giúp việc cho 5-6 gia đình vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Công việc thông thường nhất là lau nhà, giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn. Có gia đình chị đã giúp việc từ hàng chục năm nay, gia chủ tin tưởng giao cả chìa khóa nhà. Chị kể: “Có thời gian tôi bận việc nhà nên không tiếp tục công việc nhưng có gia đình nằng nặc nhờ tôi đến làm bằng được vì chủ nhà không hài lòng với người giúp việc cố định nào. Đó cũng là hạnh phúc của mình vì được chủ nhà tin cậy. Ngược lại, điều này cũng khiến mình áp lực vì làm việc phải cẩn thận, sạch sẽ hơn nữa”.


Những người làm nghề như chị Tuyết mặc dù thu nhập khá nhưng phải đánh đổi bằng thời gian chăm lo cho gia đình và hầu như không có ngày nghỉ. “Có lần thằng bé nhà tôi nói rằng, ngày nào nó cũng chưa kịp nhìn thấy mặt mẹ thì mẹ đã đi làm, đến lúc đi ngủ vẫn chưa thấy mẹ về, sao tôi không quan tâm gì đến nó, không đưa đón nó đi học như chúng bạn. Nghe con nói vậy tôi bớt tham việc, nghỉ làm vài nhà để dành thời gian cho con, nhưng như vậy đồng nghĩa với thu nhập cũng giảm sút nghiêm trọng”.

Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.