Cấm hay không cấm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ sự việc nhiều học sinh trên địa bàn TP. Pleiku thông qua mạng xã hội (MXH) Facebook tụ tập “nghịch dại”; hay trường hợp một số học sinh trường huyện đi xe máy sai luật bị Cảnh sát Giao thông xử phạt đã lập tức lên mạng lăng mạ lực lượng chức năng đến việc nói xấu thầy-cô giáo xảy ra trong thời gian qua đã đặt ra vấn đề cho những nhà quản lý giáo dục: Làm thế nào để quản lý việc sử dụng MXH trong môi trường học đường?

Tụ tập “nghịch dại”, nói xấu thầy cô

Tháng 4-2015, một số học sinh trường THPT, THCS trên địa bàn TP. Pleiku lập nhóm trên Facebook, nhiều lần hẹn nhau qua mạng tụ tập, đi xe máy dùng các túi nilon đựng nước ném vào nhau gây mất an ninh trật tự trên một số tuyến đường trung tâm. Đến khi lực lượng chức năng vào cuộc mới dẹp được trò “nghịch dại” này của các em. Cũng trong năm 2015, một số học sinh huyện Phú Thiện đi xe gắn máy khi chưa đủ tuổi đã bị lực lượng Cảnh sát Giao thông xử phạt. Lập tức những học sinh này lên Facebook chửi bới với những lời lẽ phản cảm. Đáng nói là, sự việc này nhận được rất nhiều lượt “like” (yêu thích) của bạn bè.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Không dừng lại ở đó, nhiều học sinh còn dùng MXH để nói xấu thầy cô, bạn bè với những lời lẽ thiếu văn hóa và thái độ hằn học. Một giáo viên ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) kể, cách đây vài năm, trường đã mạnh tay kỷ luật một nữ sinh nói xấu Phó Hiệu trưởng nhà trường trên Facebook bằng hình thức cảnh cáo trước toàn trường. Sau sự việc này, trường đã nhắc nhở, chấn chỉnh việc sử dụng MXH đối với học sinh nhưng tình trạng nói xấu thầy-cô giáo thỉnh thoảng vẫn diễn ra. Giáo viên này cho hay: “Học sinh sẵn sàng lên Facebook nói xấu thầy cô chỉ vì những lý do rất đơn giản, thậm chí ngay cả khi thầy cô đúng mười mươi. Chỉ cần kiểm tra bài cũ em không học bài, giáo viên cho điểm 0 cũng khiến học sinh lên mạng buông những lời hằn học. Hay các em nói chuyện riêng, gây gổ đánh nhau bị thầy cô nhắc nhở cũng lên MXH nói về thầy cô với những lời lẽ rất khó nghe”. Hiện tượng học sinh lên mạng xã hội nói xấu, xúc phạm, hạ thấp uy tín của thầy cô cũng không phải hiếm gặp ở nhiều trường học.

Chia sẻ về vấn đề này, Nguyễn Văn Lâm-sinh viên Khoa Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai bày tỏ quan điểm: “Việc học sinh hay sinh viên tụ tập để bày trò gây mất an ninh trật tự là hành động phản cảm, phản giáo dục. Còn lên mạng nói xấu thầy cô-những người trực tiếp dạy dỗ mình càng là hành động không thể chấp nhận được, đi ngược truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Rất may từ trước tới nay sinh viên trường tôi không có hành động này, nếu có, trước tiên mọi người xung quanh sẽ đánh giá ý thức của các bạn ấy, còn đúng sai thế nào hậu xét. Bởi có rất nhiều cách để bày tỏ quan điểm, ý kiến với thầy cô nếu mình thấy họ chưa đúng”.

“Không nên cấm, nhưng cần định hướng”

Nhiều ý kiến cho rằng, nói xấu thầy cô trên Facebook là một hình thức vi phạm đạo đức, lối sống. Đáng nói là những dòng trạng thái này thường nhận được rất nhiều lượt like của học sinh. Tuy nhiên quan điểm của anh Hà Trung Sơn-Trưởng phòng Công tác Học sinh-Sinh viên (Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai) là không cấm được các em sử dụng MXH và cũng không nên cấm. Anh Sơn nêu ý kiến: “Chúng ta không thể cấm được các em bày tỏ quan điểm, thái độ trên MXH, nhưng cần giáo dục để các em hiểu đúng tác dụng và tác hại của nó để sử dụng đúng mục đích, lành mạnh. Hơn nữa, cần tạo cho học sinh-sinh viên môi trường học tập tin cậy, thân thiện để các em có sự thoải mái trong tư tưởng, hạn chế xảy ra tình trạng này. Riêng trường chúng tôi luôn nhắc nhở việc sử dụng MXH đến toàn thể sinh viên trong tuần sinh hoạt công dân tổ chức hàng năm. Nhà trường cũng tổ chức đối thoại với sinh viên để kịp thời giải quyết những thắc mắc trong sinh hoạt, học tập. Đặc biệt, Hiệu trưởng nhà trường còn cung cấp số điện thoại di động để sinh viên có thể gọi điện trực tiếp đến người đứng đầu phản ánh các hiện tượng tiêu cực, những khúc mắc giữa thầy và trò… Các giải pháp này đã tạo cho sinh viên tinh thần thoải mái trong môi trường học tập. Vì vậy, từ trước tới nay ở trường chưa xảy ra việc sinh viên thông qua MXH nói xấu, xúc phạm thầy cô. Nếu có hiện tượng này, nhà trường sẽ xử lý thật nghiêm”.

“Quản lý tốt, xử lý nghiêm” cũng là ý kiến chung của những nhà quản lý giáo dục đối với tình trạng học sinh-sinh viên dùng MXH một cách tiêu cực. Ngay sau các vụ việc kể trên, Sở Giáo dục-Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo đến các trường THPT, Phòng Giáo dục-Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố nhằm kịp thời giáo dục, chấn chỉnh tình trạng vi phạm của học sinh, trong đó có nội dung yêu cầu các trường quán triệt, nhắc nhở học sinh “không tham gia vào các hội/nhóm có các hoạt động không lành mạnh trên MXH”. Dù Sở không có hướng dẫn cụ thể hình thức xử lý nhưng tùy vào mức độ vi phạm của học sinh để các trường có biện pháp xử lý phù hợp.

Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.