Nâng cao công tác truyền thông về dinh dưỡng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với tỷ lệ suy dinh dưỡng trên 23% đối với trẻ dưới 5 tuổi và 18% đối với trẻ dưới 2 tuổi, Mang Yang được xem là huyện có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở mức cao. Nhằm nâng cao công tác truyền thông về dinh dưỡng, mới đây, Ban Quản lý Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tỉnh Gia Lai đã tổ chức tập huấn dinh dưỡng cho các cán bộ chuyên trách và cộng tác viên y tế trên địa bàn 5 xã thuộc Dự án giảm nghèo huyện Mang Yang. Đây được coi là bước khởi động nhằm triển khai đầy đủ và toàn diện tiểu hợp phần bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng.

Dù đã gần 11 giờ trưa, thế nhưng bếp nhà chị H’Li (làng Đak O, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang) vẫn lạnh ngắt, mấy đứa nhỏ đen nhẻm, gầy gò vẫn chơi đùa ngoài sân. Đứng lấy nước tại giọt nước của làng cách đó không xa, chị H’Li cho biết: “Sáng mình nấu cơm cho chúng rồi, khi nào đói thì tự vào lấy ăn. Giờ đang vào mùa nên mình phải đi gặt lúa trên rẫy, tranh thủ về lấy nước rồi xem chúng thế nào chút lại phải đi ngay”. Theo lời của H’Li thì chị lấy chồng từ lúc 17 tuổi, giờ đứa lớn của chị đã 8 tuổi, đứa thứ hai 5 tuổi và bé nhỏ nhất mới 2 tuổi. Nhìn những đứa trẻ nhỏ vùng sâu bên mâm cơm nghèo, chúng tôi không khỏi chạnh lòng.

 

Cán bộ đang tư vấn tại nhà chị H’Dep. Ảnh: L.L
Cán bộ đang tư vấn tại nhà chị H’Dep. Ảnh: L.L

Sự xót xa còn tăng hơn khi nhìn đứa con gái 6 tháng tuổi của chị H’Dep cũng ở làng Đak O với cái đầu to và đôi chân nhỏ xíu. Nở nụ cười gượng, H’Dep cho biết: “Mình ít sữa nên bé chậm lớn, dù 6 tháng tuổi nhưng bé chỉ có 5 kg”. Mặc dù đang là bà mẹ nuôi con nhỏ nhưng bữa cơm của H’Dep vẫn không khác gì so với mọi người. Nhà có gì ăn nấy, chủ yếu là cơm, rau. Bởi, vợ chồng H’Dep còn phải nuôi 2 con nhỏ nữa, chúng cũng chỉ mới học lớp 3, lớp 4.

Theo chị Đinh Thị Kuenh-Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Kon Chiêng, kiêm Phó ban Phát triển xã thì tình trạng suy dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ trong xã còn khá nhiều, hiện có trên 20 cháu nhỏ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Nguyên nhân do bố mẹ ít quan tâm, phụ nữ có thai cũng không được ăn uống đủ chất.

Chị Đỗ Thị Thu-Cán bộ Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Mang Yang cho biết: Nhờ có các chương trình, dự án về phòng-chống suy dinh dưỡng cho trẻ em kết hợp với sự tuyên truyền, tư vấn của cán bộ và cộng tác viên y tế nên tỷ lệ suy dinh dưỡng đối với trẻ em trên địa bàn huyện những năm gần đây đã giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm không đáng kể. Hiện tại, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng vẫn ở mức 23,22%. Nguyên nhân là do các bà mẹ vùng nông thôn chưa quan tâm nhiều đến việc chăm sóc con cái. Bên cạnh đó, nhiều gia đình khó khăn lại sinh nhiều con nên không đủ điều kiện để chăm lo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.


Rõ ràng, việc thay đổi nhận thức, tập quán sinh hoạt của người dân, nhất là đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số là việc cần thiết. Bác sĩ Đào Thị Bình cho biết: Vì đối tượng tham gia tập huấn khá đa dạng nên ngay từ đầu các giảng viên cho làm bài kiểm tra, qua đó đánh giá sự hiểu biết hiện tại của học viên để điều chỉnh cách giảng cho phù hợp. Trong quá trình tập huấn sẽ cho các học viên làm các bài tập, tiến hành thực tập, quan sát đánh giá… Chẳng hạn đối với bài tập chấm biểu đồ tăng trưởng, những người có kết quả tốt sẽ được chọn làm những hạt giống ngồi gần hướng dẫn lại những người khác, vừa tăng hiệu quả giảng dạy vừa giúp họ rèn luyện kỹ năng. Sau đó dùng chính biểu đồ tăng trưởng thực hiện một hoạt cảnh đóng vai tư vấn cho bà mẹ đang nuôi con nhỏ, mọi người quan sát, từ đó rút ra kinh nghiệm cái gì chưa được thì điều chỉnh, cái gì hay thì phát huy… Quan trọng nhất là phải truyền cho họ những thông điệp đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, giống như “cấy” vào đầu họ những khẩu hiệu thuộc lòng.

Là một trong những học viên được tham gia khóa tập huấn về dinh dưỡng, chị Đinh Thị Kuenh-Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Kon Chiêng, chia sẻ: Mình sẽ cố gắng mang hết những kiến thức được học từ lớp tập huấn để về tuyên truyền, tư vấn lại cho chị em phụ nữ trong xã, nhất là chị em tham gia các nhóm cải tạo vườn hộ được dự án hỗ trợ để mọi người thay đổi nhận thức, hiểu rõ về tầm quan trọng của dinh dưỡng mà chăm sóc con cái tốt hơn. Với chị em có thai, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở họ phải đi khám thai định kỳ 3 tháng một lần và thường xuyên cho trẻ nhỏ đi cân, tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đau ốm phải đưa đi bệnh viện kịp thời…

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.