Khởi sắc nhờ Chương trình 135

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả Chương trình 135 (giai đoạn 2011-2015) đã tạo thêm nhiều động lực cho bộ mặt nông thôn, vùng sâu, vùng xa khởi sắc. Không chỉ đời sống của người dân 77 xã và 247 thôn, làng đặc biệt khó khăn của tỉnh được hỗ trợ có điều kiện thoát nghèo mà nhiều hộ nghèo tại các vùng lân cận cũng có thêm nhiều cơ hội vươn lên.

Kông Chro là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số hiện vẫn còn tới 95,45%. Những năm qua, nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, với nhiều dự án, Chương trình hỗ trợ, nhất là chương trình 135 đã giúp cho bộ mặt nông thôn từng ngày được khởi sắc, hàng ngàn lượt hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
 

Các xã vùng sâu của huyện Kông Chro ngày càng khởi sắc. Ảnh: Đinh Yến
Các xã vùng sâu của huyện Kông Chro ngày càng khởi sắc. Ảnh: Đinh Yến

Chương trình 135 đã giúp cho 12 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện kéo điện lưới quốc gia về tận gia đình. Những cung đường “135” đã nối thôn, làng với trung tâm xã giúp bà con rút ngắn khoảng cách đi lại, thuận lợi trong việc giao thương, buôn bán phát triển kinh tế. Nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc, mở mang ngành nghề dịch vụ, buôn bán. Nhiều hộ đã chọn chăn nuôi bò, dê để thay đổi cuộc sống. Nhờ đó đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện. Tính đến cuối năm 2015, toàn huyện ước giảm còn 2.537 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ khoảng 24%, bộ mặt nông thôn từng ngày khởi sắc. Bên cạnh đó, Chương trình 135 đã hỗ trợ cho huyện xây dựng 96 công trình đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh, 48 công trình đảm bảo chuẩn hóa về giáo dục, 45 công trình duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, 8 công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao và 4 công trình đầu tư chuẩn hóa trạm y tế xã.

Không chỉ trên địa bàn huyện Kông Chro mà 65 xã đặc biệt khó khăn ở các huyện khác cũng đang được hỗ trợ đã góp phần tạo thêm nhiều động lực để bộ mặt nông thôn và đời sống người dân vùng sâu, vùng xa ngày một phát triển. Qua 5 năm thực hiện Chương trình 135 (giai đoạn 2011-2015) đã phát huy hiệu quả không chỉ là động lực để người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế mà còn góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, tạo điều kiện để các xã đặc biệt khó khăn có điều kiện phát triển.

Tính riêng trong 2 năm (2012-2013), Chương trình 135 đã nâng cấp và xây dựng kiên cố hóa 345 công trình giao thông, với số vốn trên 239 tỷ đồng. Thực hiện Chương trình 135 theo Quyết định 1489/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã hỗ trợ trên 224 tỷ đồng thực hiện hơn 145 km đường giao thông, 153 cống bản, 2.451 mét phòng học, 20 nhà sinh hoạt cộng đồng, 12 giếng nước, 5,7 km đường ống dẫn nước sinh hoạt, 1,67 km kênh mương nội đồng... Bên cạnh đó, các xã đặc biệt khó khăntrên địa bàn tỉnh còn được hỗ trợ phát triển sản xuất, trong 2 năm (2014-2015) Chương trình 135 đã hỗ trợ phát triển sản xuất cho trên 71.263 hộ dân, với 2.379 con bò giống cho 2.379 hộ; 102,56 tấn giống lúa lai; 1.800 tấn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; gần 30 tấn giống bắp lai; tổ chức cho 135.000 lượt hộ dân tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông-lâm nghiệp… Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan thường trực Chương trình 135 đã trực tiếp giao nguồn vốn Chương trình 135 cho một số cơ quan, đơn vị để xây dựng các mô hình điểm về phát triển kinh tế, mô hình giảm nghèo bền vững bước đầu mang lại kết quả khả quan. Cùng với đó, các địa phương còn sử dụng nguồn vốn từ các chương trình, dự án giảm nghèo để hỗ trợ cho bà con dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Trao đổi với P.V, ông Kpă Đô-Trưởng ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Nhờ nguồn vốn Chương trình 135 mà các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, diện mạo nông thôn, vùng sâu thay đổi đáng kể, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên. Ngoài nguồn vốn từ Chương trình 135, thời gian qua, tỉnh ta còn thực hiện các dự án hỗ trợ bằng việc lồng ghép các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ nghèo ở các xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn với kinh phí trên 51,5 tỷ đồng và chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định 102 với tổng kinh phí là 113,2 tỷ đồng. Cùng với đó, tiêu chí của Chương trình 135 đã được nâng cao hơn, gần với các tiêu chí Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là điều kiện tốt để các xã và thôn đặc biệt khó khăn phấn đấu ra khỏi xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đến tháng 7-2015, toàn tỉnh đã có 3/77 xã và 14/247 thôn, làng đặc biệt khó khăn hoàn thành đầu tư Chương trình 135.  

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.