Thịt gia súc, gia cầm không được kiểm soát dịch bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực trạng kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm tràn lan, chưa được kiểm soát đang gióng lên hồi chuông báo động về an toàn thực phẩm và nhiều hệ lụy về vệ sinh môi trường, gây tác động xấu đến sức khỏe con người.

Hầu hết thịt heo, gà chưa qua kiểm dịch
 

Phần lớn thịt gia cầm bán ở chợ chưa đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Ảnh: Đức Phương
Phần lớn thịt gia cầm bán ở chợ chưa đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
Ảnh: Đức Phương

Trung tâm Thương mại Pleiku là chợ đầu mối cung cấp các loại hàng hóa tiêu dùng cho cả tỉnh, trong đó có thịt heo, bò, gia cầm. Tại đây có 30 hộ kinh doanh thịt heo, bò và 20 hộ kinh doanh gà vịt. Ban Quản lý chợ cho biết, mỗi ngày tại đây tiêu thụ khoảng 10 tấn thịt heo, trong đó có một lượng lớn thịt được bán sỉ cho các tiểu thương vận chuyển về các chợ nhỏ và đưa xuống các huyện lân cận để tiêu thụ. Riêng về gia cầm thì có cả gà vịt đã giết thịt và gà vịt còn sống được nhốt trong chợ, khi khách hàng mua đem về nhà giết thịt hoặc muốn giết thịt tại chợ thì đã có gần chục gian hàng làm dịch vụ mổ gà thuê xử lý tại chỗ.

Hàng thịt gia súc, gia cầm thì luôn sẵn sàng, đảm bảo đủ nhu cầu, gần như không bao giờ xảy ra thiếu hụt, khan hiếm. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là hầu hết gia súc, gia cầm bày bán trong chợ lại không được lăn dấu kiểm phẩm của cơ quan thú y. Mới đây, khi Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của tỉnh tiến hành kiểm tra tại Trung tâm Thương mại Pleiku, chợ Yên Thế, Biển Hồ thì hầu hết thịt heo, bò bán ở các chợ này đều không có dấu kiểm phẩm của cơ quan thú y.

Giải thích về sự việc trên, ông Trần Văn Tư-Trưởng ban Quản lý Trung tâm Thương mại Pleiku nói: Việc kiểm soát dịch bệnh thú y trên thịt heo, bò, gia cầm bán ở chợ là do Trạm Thú y thành phố thực hiện. Có 2 cán bộ thú y lăn dấu kiểm phẩm thịt hàng đêm ở chợ. Tuy nhiên “mỗi đêm xe thồ chở heo vào chợ nườm nượp, có những xe ba gác chở đến 2-3 tạ nên cán bộ thú y thường chỉ lăn dấu được những con nằm chồng bên trên còn bên dưới rất khó thực hiện. Mà chỉ lăn dấu kiểm phẩm không thôi thì tôi không tin lắm về độ an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng ngừa dịch bệnh”-ông Tư nói.

Kiểm soát giết mổ: Làm đằng… ngọn!

 

  Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Đức Phương
Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Đức Phương

Trên địa bàn TP. Pleiku hiện có khoảng 74 điểm giết mổ gia súc, gia cầm và trên 250 quầy sạp bán sản phẩm gia súc, gia cầm tại các chợ. Các điểm giết mổ do các hộ gia đình, cá nhân đứng ra hoạt động mang tính chất tự phát. Các hộ tự mua gia súc về giết mổ tại nhà rồi bán sản phẩm đến các chợ trên địa bàn và đi các huyện lân cận như: Chư Pah, Ia Grai, Đức Cơ, Đak Đoa… Có trên 50% số hộ vừa giết mổ gia súc tại nhà vừa tự bán thịt tại chợ. Thế nhưng, hiện  không có “lò” mổ nào được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y và giấy phép hành nghề. Vì thế, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường đang gây ra nhiều bức xúc.

Công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm được giao cho Trạm Thú y TP. Pleiku. Thế nhưng Trạm chưa thực hiện lăn dấu kiểm soát giết mổ tại “lò” mổ nào, công tác này vẫn còn thả nổi. Vì vậy gia súc kể từ khi các chủ lò mổ mua về nuôi nhốt đến khi giết thịt đưa ra chợ bán cho người dân không hề được theo dõi, kiểm soát về dịch bệnh. Điều này không loại trừ có cả những heo, bò bị chết, bị bệnh hoặc đang ủ mầm bệnh vẫn được giết mổ rồi đem ra chợ bán hàng ngày mà người dân mua về để làm thực phẩm không hề biết được.

Tại thị xã Ayun Pa, thị xã An Khê và huyện Đak Pơ, nơi Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của tỉnh vừa đi kiểm tra trong “Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm năm 2015” thì tình cảnh cũng xảy ra tương tự. Trạm Thú y của các địa phương trên cũng chỉ thực hiện lăn dấu kiểm phẩm tại chợ mà không theo dõi, kiểm soát được dịch bệnh của gia súc từ đầu vào và trong quá trình giết mổ theo quy định. Trong Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm năm nay với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn” nhưng Ban Chỉ đạo liên ngành ở các địa phương cũng chưa thực sự quan tâm, không tiến hành kiểm tra các cơ sở giết mổ gia súc, các điểm kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn.

Ông Trần Quang Khâm-Chánh Thanh tra Sở Y tế, Phó Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh đánh giá: Công tác kiểm soát giết mổ mới chỉ làm... đằng ngọn. Cán bộ thú y chỉ lăn dấu kiểm phẩm thịt heo, bò tại chợ mang tính chiếu lệ mà hiệu quả chỉ có thể đánh giá ở việc thu phí giết mổ chứ không mấy có giá trị về mặt kiểm soát dịch bệnh. Còn Ban Quản lý các chợ thì đang đứng ngoài cuộc, họ không hề quan tâm đến việc các hộ kinh doanh đưa vào chợ bán loại thịt gì, có đảm bảo vệ sinh thú y, phòng-chống dịch bệnh và có an toàn thực phẩm hay không?

Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.