Thiết kế nội thất: "Mảnh đất màu mỡ" bị bỏ hoang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nếu kiến trúc sư là người phác thảo những nét tổng quan của công trình thì người thiết kế nội thất là người phác họa chi tiết cho công trình đó, là người chịu trách nhiệm chính trong việc tạo cho không gian ngôi nhà thật hợp lý, đẹp mắt và giàu tính nghệ thuật, đồng thời là người được “chọn mặt gửi vàng” để thể hiện được cá tính cho chủ nhà.

Ở những thành phố lớn, nghề thiết kế nội thất đang rất “thịnh” với sự ra đời của nhiều công ty chuyên tư vấn, thiết kế nội thất, tuy nhiên ở Gia Lai, người kiến trúc sư thiết kế kiến trúc thường phải kiêm luôn phần này.

Vẽ “hồn” cho những ngôi nhà

 

Không gian xanh “thiền” ở An An Spa khiến khách hàng được hưởng cảm giác thư giãn tuyệt đối.   Ảnh: Hà Duy
Không gian xanh “thiền” ở An An Spa khiến khách hàng được hưởng cảm giác thư giãn tuyệt đối. Ảnh: Hà Duy

Ai đó từng nói “Nếu như kiến trúc sư công trình được ví von như người sinh ra một cơ thể sống thì các nhà thiết kế nội thất là người “thổi hồn”, tô điểm để cơ thể sống đó trở thành một con người đẹp đẽ với diện mạo mới, tạo nên giá trị sống mới”. Không gian của mỗi ngôi nhà, mỗi căn phòng mà họ tạo ra, có thể gọi là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, duy nhất, bởi đó là sự sáng tạo tự do của nhà thiết kế nội thất.

Là một người làm công việc thiết kế nội thất tự do đã khá nhiều năm, chị Mỹ Hạnh (76/1 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku) quan niệm rằng, với một người làm thiết kế nội thất giỏi, yếu tố đầu tiên cần phải có không phải là bằng cấp, mà là “khiếu thẩm mỹ cao, khả năng phối màu sắc và bày trí theo không gian cũng như thiết kế các vật liệu sao cho đảm bảo sự hài hòa với kiến trúc tổng thể.

Bên cạnh đó, một người thiết kế nội thất giỏi, ngoài vững chuyên môn còn phải nghiên cứu nhu cầu và đặc điểm của đối tượng sử dụng. Bởi “vấn đề mà người làm thiết kế quan tâm số 1 chính là con người sống trong không gian đó. Thiết kế nội thất gần như không có chuẩn mực chung, do đó, người làm thiết kế nội thất phải hiểu, phải cảm và đồng điệu được với tâm lý của người sống trong không gian mà mình đang thiết kế để có cách tiếp cận gần hơn với nhu cầu của người sử dụng, từ đó lên ý tưởng phù hợp”-chị Hạnh nhấn mạnh. Điều đó đồng nghĩa với việc người làm thiết kế nội thất không đơn giản chỉ là tạo nên một không gian theo ý chủ nhà mà còn là người “vẽ hồn” cho những ngôi nhà.

Với sự phát triển của xã hội hiện nay, nghề thiết kế nội thất có thể nói là một nghề có nhiều đất sống. Nhưng ở Gia Lai, nghề thiết kế nội thất vẫn đang ở thời kỳ manh mún, chưa phát triển.

Nghề “hot” nhưng thiếu nhân lực

 

Ảnh: Hà Duy
Ảnh: Hà Duy

Làm thế nào mà mỗi khách hàng đã có ngay cảm giác “thiền” dễ chịu ngay khi bước vào một spa? “Đó là nhờ vào việc bố trí ánh sáng, âm thanh, màu sắc. Ánh sáng chủ yếu là ánh sáng vàng nhẹ nhàng, màu sắc chủ yếu thiên về tông trầm, nâu gỗ để góp phần làm dịu cảm xúc, hệ thống âm thanh cũng được thiết kế sao cho khi phát ra, ta có cảm giác như những “giọt nhạc” đang rơi xuống, rơi xuống, tạo nên sự thư giãn tuyệt đối cho khách hàng… Tất cả được tạo nên nhờ bàn tay của người thiết kế nội thất”-bác sĩ Bùi Thị Hải Hà-chủ Mỹ viện An An Clinic & Spa (126, Phan Đình Phùng, TP. Pleiku) cho hay.
 

“Người làm thiết kế nội thất phải biết sáng tạo, khả năng quan sát, chịu khó tìm tòi và học hỏi những xu hướng mới, chất liệu mới để có thể đáp ứng được thị hiếu đa dạng, phong phú và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Bởi những chủ nhà biết tách phần thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất ra làm hai thường là những người hiểu biết, sành điệu, có cá tính, và có khả năng tài chính”.

Chị Mỹ Hạnh, làm nghề thiết kế nội thất tự do.

Lấy một điển hình về hiệu quả sử dụng trong thiết kế nội thất là An An Spa để thấy rằng, vai trò của người thiết kế nội thất là vô cùng quan trọng. Trong khi đó, không khó để thấy rằng, ở Pleiku, khó tìm ra được một ngôi nhà có kiến trúc lẫn nội thất thể hiện triệt để cá tính của gia chủ mà hầu hết là những ngôi nhà có chung mẫu số. Nguyên nhân chủ yếu có lẽ là do sự thiếu hẳn đội ngũ thiết kế nội thất. Chị Nguyễn Thoại Mỹ (401 Lý Thái Tổ, TP. Pleiku), đang chuẩn bị làm nhà, cho hay: “Phần thiết kế kiến trúc thì tôi tìm được kiến trúc sư ưng ý rồi, họ nói họ có thể thiết kế luôn phần nội thất. Nhưng tôi vẫn muốn tìm một người thiết kế nội thất riêng. Chồng tôi mê sưu tầm đồ cổ, tôi thì lại thích một không gian trang nhã, hiện đại. Làm thế nào để có thể hài hòa sở thích của cả hai vợ chồng trong cùng một không gian, tôi nghĩ kiến trúc sư ở đây không làm được. Tôi đã dò hỏi suốt cả tháng nay nhưng vẫn chưa ra, có lẽ phải tìm ở Sài Gòn”.

Nhận định về vấn đề này, kiến trúc sư Nguyễn Hùng Linh-Giám đốc Công ty Tư vấn Thiết kế Không gian Việt nói: “Lâu nay, ở Gia Lai, kiến trúc sư thiết kế kiến trúc thường kiêm luôn phần thiết kế nội thất. Điều này tất nhiên có những thuận lợi riêng khi nội thất, hay còn gọi là hạ tầng kỹ thuật trong nhà sẽ đi theo đồng bộ với kiến trúc. Lúc này, kiến trúc sư không chỉ bố trí, sắp đặt nội thất trong nhà mà phải thiết kế cả những vật dụng sao cho phù hợp với điều kiện, yêu cầu của chủ nhà. Ví dụ, ngoài nguyên lý chung về phong thủy, hướng gió, hướng nắng… thì khi thiết kế nơi đặt bếp, phải thiết kế sao cho phù hợp với chiều cao của chủ nhà. Trường hợp phải thuê thiết kế nội thất sau thường là do… bị động, như nhà cải tạo lại (nhà mua lại)”.

Rõ ràng việc một kiến trúc sư kiêm một lúc 2 việc (cả thiết kế kiến trúc lẫn thiết kế nội thất) hẳn nhiên sẽ tiện, nhưng sẽ khó tạo ra được một sự riêng biệt nào. Đây vẫn là đang một “mảnh đất màu mỡ” nhưng chưa được “cấy, trồng” đúng nghĩa.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.